Quyết định 10/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh - Quy định quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 70 KB
Lượt tải: 43


Giới thiệu bạn đọc về Quyết định 10/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh: Quyết định 10/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung chi tiết:

Quyết định 10/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------

Số: 10/2013/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 3 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI NƠI CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 575/SLĐTBXH-PCTNXH ngày 04 tháng 7 năm 2012, Công văn số 23/LĐTBXH-CV ngày 24 tháng 02 năm 2013 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 124/STP-VB ngày 09 tháng 01 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 114/2004/QĐ-UB ngày 23 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về quản lý và giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện hồi gia và những quy định trước đây trái với Quy định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở - ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và phường, xã, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Minh Trí

 QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI NƠI CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc quản lý và giúp đỡ người được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú ở các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú là người đã chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, không thuộc đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú là việc các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân quận, huyện và phường, xã, thị trấn tổ chức quản lý, giáo dục, hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện tại nơi cư trú.

2. Nơi cư trú của người sau cai nghiện là chỗ ở hợp pháp mà người sau cai nghiện thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của người sau cai nghiện là nơi thường trú hoặc tạm trú.

3. Người sau cai nghiện tái nghiện là tình trạng người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú mà vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.

4. Xác nhận hết thời hạn quản lý sau cai nghiện là việc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn sau khi xem xét, đánh giá kết quả người sau cai nghiện hoàn thành quá trình quản lý sau cai nghiện để cấp “Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú”.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú

1. Người được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú chịu sự quản lý, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân được Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phân công trong thời gian từ 01 (một) đến 02 (hai) năm kể từ ngày người đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép trở về cộng đồng sau khi chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.

2. Người được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân trong thời gian chịu sự quản lý tại địa phương và phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Quy định này.

3. Gia đình, các cơ quan, đoàn thể tại địa phương, các doanh nghiệp, trường học và cá nhân có trách nhiệm quản lý và giúp đỡ người được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người sau cai nghiện.

Điều 5. Kinh phí cho công tác quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú

Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú gồm: ngân sách Nhà nước; đóng góp của cá nhân hoặc gia đình người sau cai nghiện; nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn thu hợp pháp khác.

Chương II

QUẢN LÝ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI NƠI CƯ TRÚ

Điều 6. Nội dung quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú

1. Theo dõi, giám sát, hướng dẫn người sau cai nghiện cách ly môi trường ma túy; tư vấn, giúp đỡ cho họ tham gia các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào hoạt động xã hội tại địa phương nhằm xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, xây dựng khu dân cư không còn tệ nạn ma túy.

2. Quản lý về tạm vắng, tạm trú đối với người sau cai nghiện.

3. Tùy thuộc vào tình hình, điều kiện của mỗi địa phương, giải quyết cho người sau cai nghiện học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm, xét trợ cấp xóa đói giảm nghèo, xét cho vay vốn giải quyết việc làm.

4. Hàng tháng, tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét quá trình phấn đấu, rèn luyện của người sau cai nghiện. Yêu cầu người sau cai nghiện chấp hành việc xét nghiệm về ma túy khi cần thiết và lập hồ sơ xử lý đưa trở lại cơ sở chữa bệnh theo quy định pháp luật nếu phát hiện họ tái sử dụng chất ma túy.

5. Tổ chức cho người sau cai nghiện quản lý tại nơi cư trú học tập các chuyên đề về rèn luyện nhân cách, kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện, phòng, chống HIV/AIDS định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý trong suốt thời gian quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú.

Điều 7. Quyền lợi của người được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú

1. Đăng ký lại hộ khẩu thường trú đối với những trường hợp đã bị xóa hộ khẩu khi vào cơ sở chữa bệnh.

2. Tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, đội nhóm của các tổ chức, đoàn thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính và các phong trào hoạt động xã hội tại địa phương.

3. Được hỗ trợ học văn hóa, học nghề; được giải quyết việc làm hoặc xét cho vay vốn tạo việc làm từ nguồn vốn của địa phương và các Quỹ xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố hoặc vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội nếu đủ điều kiện xét duyệt.

4. Được xem xét, giải quyết giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nghĩa vụ của người được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú

Trong thời gian chịu sự quản lý tại địa phương, người sau cai nghiện phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Trình diện tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú: Trong thời hạn là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày trở về nơi cư trú, người sau cai nghiện được quản lý tại nơi cư trú đến trình diện tại Công an phường, xã, thị trấn nơi mình cư trú.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương, khu phố.

3. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của tổ dân phố, khu phố, câu lạc bộ, đội nhóm và các hoạt động mà người sau cai nghiện được chính quyền địa phương phân công tham gia.

4. Rèn luyện nhân cách, đạo đức, điều chỉnh hành vi, kiên quyết từ bỏ các chất ma túy, không tiếp xúc với các thành phần có liên quan đến tệ nạn ma túy; tham gia đầy đủ các buổi học tập chuyên đề về rèn luyện nhân cách, kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện, phòng, chống HIV/AIDS định kỳ trong suốt thời gian quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú do chính quyền địa phương tổ chức.

5. Chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và tổ chức, cá nhân được phân công tham gia quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện trong suốt thời gian quản lý sau cai nghiện. Hàng tháng tham dự buổi họp kiểm điểm, nhận xét, đánh giá quá trình phấn đấu, rèn luyện của người sau cai nghiện do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức.

6. Tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng nếp sống văn hóa mới tại khu dân cư, xây dựng khu phố, phường, xã, thị trấn không còn tệ nạn ma túy.

7. Chấp hành xét nghiệm về ma túy khi có yêu cầu của cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.

8. Chấp hành những quy định về đi lại, thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.

Điều 9. Trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú

Chủ hộ và người thân trong gia đình có trách nhiệm trực tiếp quản lý và giúp đỡ người sau cai nghiện tại nơi cư trú:

1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để người sau cai nghiện được học tập, học văn hóa, học nghề, làm việc và tham gia sinh hoạt tại địa phương;

2. Trực tiếp quản lý, kiểm soát người sau cai nghiện không để tái nghiện, không phân biệt đối xử họ với các thành viên khác trong gia đình;

3. Chấp hành chỉ đạo của chính quyền địa phương; hỗ trợ các ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý và giúp đỡ, tạo điều kiện cho người sau cai nghiện hòa nhập xã hội;

4. Khi phát hiện người sau cai nghiện tái nghiện hoặc tiếp xúc với các thành phần xấu có liên quan đến tệ nạn ma túy thì phải báo ngay với Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú.

Điều 10. Hết thời hạn quản lý sau cai nghiện

1. Khi hết thời hạn quản lý sau cai nghiện, người sau cai nghiện phải làm bản kiểm điểm về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân. Bản kiểm điểm này được cá nhân, tổ chức được phân công quản lý người sau cai nghiện, Công an phường, xã, thị trấn đánh giá và xác nhận mức độ tiến bộ sau khi tổ chức xét nghiệm ma túy đột xuất 02 lần có kết quả âm tính (đính kèm biên bản).

2. Trên cơ sở bản kiểm điểm, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nhận xét, đánh giá và cấp “Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú” và đưa ra khỏi danh sách quản lý.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH

Điều 11. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn trong việc tổ chức quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các đoàn thể phân công Tổ cán sự xã hội tình nguyện, huy động cộng đồng dân cư tham gia quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện theo nội dung tại Điều 6 và Điều 7 của Quy định này.

2. Cán bộ phụ trách quản lý người sau cai nghiện, Công an, Y tế phường, xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện quản lý, giám sát, tư vấn, giúp đỡ người sau cai nghiện cách ly môi trường ma túy, khám, chữa bệnh, phòng, chống tái nghiện và xét nghiệm ma túy khi cần thiết.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn