Quyết định 1819/QĐ-TTg - Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Nội dung chi tiết:
Quyết định 1819/QĐ-TTg - Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Ngày 16/11/2017, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1819/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 cần đạt được như sau:
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dưới 40%; lao động nông nghiệp được đào tạo đạt khoảng 22%;
- Tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt từ 3,5%/năm;
- Thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015;
- 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; hầu hết dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1819/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và số 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH
CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)
Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và số 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt từ 3,5%/năm; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%; lao động nông nghiệp được đào tạo đạt khoảng 22%.
Thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; hầu hết dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
II. ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
1. Cơ cấu lại theo lĩnh vực, sản phẩm
Tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 cấp sản phẩm:
- Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến;
- Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chính sách và giải pháp mở rộng quy mô, sức cạnh tranh để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia;
- Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, sẽ được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Trong các lĩnh vực cụ thể:
a) Trồng trọt
Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh.
Chuyển mạnh đất lúa năng suất và hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn, hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô, đậu tương để chủ động nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi; giảm dần diện tích trồng sắn; phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ cao và cây dược liệu; tiếp tục phát triển các cây công nghiệp dài ngày ở những nơi có lợi thế, theo quy hoạch.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt khoảng 2,0 - 2,5%/năm; tốc độ tăng thu nhập trên 01 ha đất trồng trọt đạt khoảng 3%/năm.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết