Quyết định 1849/QĐ-BTTTT - Tập trung hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn Luật Báo chí 2016

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 468,2 KB
Lượt tải: 3


Hôm nay mình chia sẻ đến các bạn Quyết định 1849/QĐ-BTTTT: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 1849/QĐ-BTTTT về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Quyết định 1849/QĐ-BTTTT - Tập trung hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn Luật Báo chí 2016

Ngày 26/10/2017, Bộ TT&TT ban hành Quyết định 1849/QĐ-BTTTT về thực hiện giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công. Theo đó, thống nhất đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TTTT, trong đó tập trung hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng 2015 và Luật Báo chí 2016. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện do Bộ TT&TT quản lý, phù hợp với Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp....Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1849/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 51/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TW NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ NỢ CÔNG ĐỂ ĐẢM BẢO NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA AN TOÀN, BỀN VỮNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó TTgCP (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Cổng TTĐT;
- Lưu: VT. KHTC, TXT (60b).

BỘ TRƯỞNG

 


Trương Minh Tuấn

 



CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 51/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TW NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ NỢ CÔNG ĐỂ ĐẢM BẢO NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA AN TOÀN, BỀN VỮNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1849/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Ngày 19 tháng 6 năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Chương trình hành động với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Tổ chức quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong toàn ngành thông tin và truyền thông đối với công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

- Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong quản lý ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý nhà nước và nợ công.

- Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nước của ngành thông tin và truyền thông đến năm 2020, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

2. Yêu cầu

- Quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra trong Nghị quyết; cụ thể hóa đầy đủ các chủ trương và giải pháp chủ yếu về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan, đơn vị góp phần bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.

- Chương trình hành động này là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng Kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước

Tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết kinh tế quốc tế; cải cách toàn diện các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông phù hợp với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể như sau:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư...) trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong đó tập trung hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng 2015 và Luật Báo chí 2016.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực Bộ quản lý, phù hợp với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

- Tiếp tục chủ động, quyết liệt đẩy mạnh Kế hoạch tổng thể của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

- Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành thông tin và truyền thông phù hợp với cơ chế thị trường, làm cơ sở cho việc định hướng và phân bổ nguồn lực (vốn, đất đai, tài nguyên...) để phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả.

2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

- Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Rà soát danh mục các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay nợ công, kiên quyết cắt giảm các chương trình, dự án không đảm bảo hiệu quả, chưa thực sự cần thiết; tập trung vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư, công tác đấu thầu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, khối lượng, tiến độ trong quá trình thi công, xây dựng; chống thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Đổi mới căn bản công tác quản lý đầu tư công, đặc biệt công tác lập dự án và đánh giá, thẩm định dự án, cơ chế đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội sau khi dự án đã đi vào khai thác, sử dụng.

- Rà soát, đổi mới để khuyến khích hơn nữa đầu tư tư nhân, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển ngành thông tin và truyền thông; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 theo tiêu chí và danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016; Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ. Áp dụng quản trị hiện đại đối với các doanh nghiệp nhà nước; minh bạch hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước, tăng cường trách nhiệm giải trình của người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển. Thúc đẩy các doanh nghiệp đã cổ phần thực hiện niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm minh bạch hóa thông tin.

- Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 trên cơ sở tăng cường giao quyền tự chủ trên các mặt tổ chức, biên chế, hoạt động và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện hạch toán như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện. Chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thành công ty cổ phần theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Phấn đấu đến năm 2020, thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ công; đẩy mạnh thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tạo môi trường bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

3. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, tạo thống nhất nhận thức và hành động về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra các vi phạm

- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công và pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020.

- Đổi mới tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến xuyên suốt trong toàn bộ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Bộ về tư tưởng, ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, tuân thủ pháp luật về thu - chi ngân sách và nợ công.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí; các hành vi vi phạm quy định quản lý tài chính - ngân sách, nợ công và quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; xác định và xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm tại đơn vị mình phụ trách.

- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, đảm bảo việc phản ánh trung thực, bao quát tài sản, thu nhập và nguồn gốc hình thành theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản và Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

4. Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý công, bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia

- Từ năm ngân sách 2018, lập kế hoạch dự toán chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị phải theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ hành chính sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ, tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách lương; nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong các lĩnh vực chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển; kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, trong đó có chi từ nguồn vốn đối ứng thực hiện các chương trình, dự án ODA.

- Tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công (đặc biệt với đất đai, tài nguyên, tài sản tại khu vực sự nghiệp công); thực hiện hiệu quả kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn; từng bước triển khai quản lý chi ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Bộ quản lý cho các mục đích của ngân sách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

5. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương về tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công

- Thực hiện thu chi trong phạm vi dự toán; vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; chi ban hành cơ chế, chính sách chi khi có nguồn tài chính đảm bảo; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn, điều chỉnh tổng mức đầu tư các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản mới.

- Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm trong công tác quyết toán các dự án hoàn thành.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình về ngân sách nhà nước và nợ công.

- Từng bước triển khai lập dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ, cam kết chi.

6. Kiện toàn bộ máy nhà nước và nhân sự, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công

- Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với cải cách chế độ công vụ, công chức. Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ; triển khai chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII; thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên năng lực, thành tích, hiệu quả và kết quả công việc; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị.



Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn