Quyết định 479/QĐ-KTNN - Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 208,8 KB
Lượt tải: 3
Nhà phát hành: Kiểm toán Nhà nước


Chia sẻ về Quyết định 479/QĐ-KTNN: Mới đây Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quyết định 479/QĐ-KTNN về việc quy định về giảng viên của Kiểm toán Nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung của quyết định.

Nội dung chi tiết:

Mới đây vào ngày 22/03/2019 Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã ban hành Quyết định 479/QĐ-KTNN về việc quy định giảng viên của Kiểm toán Nhà nước. Quyết định có hiệu lực từ ngày 22/03/2019. Sau đây là nội dung của quyết định, mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung Quyết định 479/QĐ-KTNN

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 479/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIẢNG VIÊN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, giảng viên của Kiểm toán nhà nước và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- Đảng ủy KTNN;
- Công đoàn KTNN;
- Đoàn Thanh niên CSHCM KTNN;
- Trường ĐT và BDNV kiểm toán (02);
- Phòng TK-TH;
- Lưu: VT, Vụ TCCB (03).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Hồ Đức Phớc

QUY ĐỊNH

VỀ GIẢNG VIÊN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 479/QĐ-KTNN ngày 22 tháng 03 năm 2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền lợi, quản lý, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với giảng viên của Kiểm toán nhà nước.

2. Quy định này áp dụng đối với giảng viên thuộc Kiểm toán nhà nước; các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước; không áp dụng đối với giảng viên được mời từ các cơ quan, đơn vị bên ngoài Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Mục đích

1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với giảng viên và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước.

2. Làm căn cứ ưu tiên để Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét đưa vào quy hoạch hoặc bổ nhiệm.

3. Làm căn cứ để Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước phân công, quản lý, sử dụng và đánh giá công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước trong việc tham gia nhiệm vụ giảng dạy và xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.

4. Làm cơ sở để giảng viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Giúp đơn vị quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng có căn cứ để kiểm tra, đánh giá và xây dựng các chương trình, chế độ đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

6. Xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước trong việc tham gia công tác giảng dạy và xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.

7. Bảo đảm tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên.

Điều 3. Quy định về các đối tượng là giảng viên

1. Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.

2. Giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.

3. Giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng giảng viên

1. Ưu tiên mời giảng viên của Kiểm toán nhà nước giảng dạy đối với tất cả các môn học, các chuyên đề thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước. Việc mời các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và giảng viên ngoài Kiểm toán nhà nước giảng dạy chỉ được thực hiện trong trường hợp đội ngũ giảng viên của Kiểm toán nhà nước không bố trí được thời gian hoặc không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn.

2. Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc mời giảng dạy theo quy định và quyền lợi của giảng viên.

3. Trước khi tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước phải báo cáo của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác hoặc Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (đối với Thủ trưởng đơn vị).

Chương II

TIÊU CHUẨN, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA GIẢNG VIÊN

Điều 5. Tiêu chuẩn của giảng viên

1. Tiêu chuẩn chung

Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn như sau:

a) Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

b) Có trình độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và nội dung chuyên đề tham gia giảng dạy;

c) Có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học;

d) Có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên cơ bản

Ngoài các tiêu chuẩn chung, giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 của Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 6. Trách nhiệm của giảng viên

1. Trách nhiệm chung

a) Thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung giảng dạy theo đúng yêu cầu, phù hợp với lĩnh vực, công việc chuyên môn đảm nhiệm.

b) Chấp hành nghiêm các quy định về giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giảng viên.

c) Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.

d) Thực hiện theo đúng lịch giảng đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt. Trường hợp đặc biệt không tham gia giảng dạy theo lịch biểu phải thay thế giảng viên, giảng viên phải thông báo về Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán 05 ngày trước khi mở lớp và Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.

đ) Tuân thủ sự phân công của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về thời gian, nhiệm vụ và nội dung chuyên đề giảng dạy.

e) Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

g) Báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về Kế hoạch giảng dạy.

h) Đối với giảng viên kiêm chức, phải tham gia sinh hoạt khoa học định kỳ theo các Tổ chuyên môn. Trường hợp không tham gia sinh hoạt Tổ chuyên môn do bận công tác chuyên môn phải có đơn xin phép có ý kiến của Thủ trưởng đơn vị gửi Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.

2. Trách nhiệm cụ thể của giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.

Điều 7. Quyền lợi của giảng viên

1. Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình và giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.

2. Được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại Kiểm toán nhà nước.

3. Được hưởng thù lao giảng dạy, thù lao xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán nhà nước.

4. Được quyền trao đổi để thống nhất với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về thời gian tham gia giảng dạy để đảm bảo cùng hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị công tác và nhiệm vụ giảng dạy.

5. Khối lượng, chất lượng, kết quả giảng dạy cũng như kết quả tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu của giảng viên là một trong những căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm; là điều kiện ưu tiên khi xét thi nâng ngạch, quy hoạch và bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

6. Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học theo quy định tại Khoản 3, Điều 23 của Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.

7. Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

Chương III

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIẢNG VIÊN

Điều 8. Trách nhiệm của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc quản lý và sử dụng giảng viên

1. Rà soát công chức, viên chức theo tiêu chuẩn giảng viên kiêm chức, tổng hợp danh sách giảng viên kiêm chức; đề xuất điều chỉnh, bổ sung giảng viên kiêm chức báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ).

2. Căn cứ danh sách giảng viên kiêm chức được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phân chia thành các Tổ chuyên môn và ban hành Quyết định thành lập Tổ chuyên môn trên cơ sở phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước. Mỗi tổ chuyên môn gồm có Tổ trưởng, Tổ phó, thư ký và các thành viên.

3. Căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, xây dựng lịch giảng dạy chi tiết báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và gửi cho các giảng viên được mời giảng để chủ động sắp xếp, bố trí.

4. Bố trí hợp lý giờ giảng cho giảng viên nhằm sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên.

5. Quản lý về mặt chuyên môn và phương pháp sư phạm của đội ngũ giảng viên; theo dõi số giờ giảng dạy của giảng viên; tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để làm cơ sở đánh giá chất lượng công chức, viên chức.

6. Chịu trách nhiệm thẩm định bài giảng của giảng viên trước khi đưa vào giảng dạy,

7. Thông báo kết quả giảng dạy đến đơn vị quản lý trực tiếp giảng viên để phối hợp quản lý, đánh giá công chức, viên chức.

8. Tạo điều kiện cho giảng viên sử dụng trang thiết bị của Trường phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Điều 9. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý giảng viên

1. Căn cứ nhu cầu giảng viên kiêm chức trong từng giai đoạn của Kiểm toán nhà nước, căn cứ báo cáo rà soát của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và tiêu chuẩn giảng viên kiêm chức để rà soát, trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định công nhận danh sách giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước làm cơ sở quản lý sử dụng, đào tạo, thực hiện chế độ chính sách.

2. Tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ sung, điều chỉnh danh sách giảng viên kiêm chức theo nhu cầu; đưa ra ngoài danh sách giảng viên kiêm chức không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật, từ chối tham gia giảng dạy không có lý do chính đáng hoặc không đủ điều kiện tham gia giảng dạy.

3. Trên cơ sở đánh giá của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về trách nhiệm tham gia và chất lượng giảng dạy của giảng viên, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trong việc đánh giá công chức, viên chức hàng năm và đánh giá nhận xét khi thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo.

Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc KTNN trong việc quản lý giảng viên

1. Phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc quản lý công chức, viên chức của đơn vị trong thời gian tham gia giảng dạy.

2. Tạo điều kiện cho giảng viên kiêm chức thuộc đơn vị hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

3. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên kiêm chức thuộc đơn vị mình học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chuyên môn và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 11. Định mức thời gian giảng dạy đối với giảng viên

1. Đối với Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương, giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện giảng dạy tối thiểu 16 tiết/năm (gồm giảng dạy các lớp tại đơn vị và các lớp do Kiểm toán nhà nước tổ chức).

2. Đối với giảng viên cơ hữu, trên cơ sở quy định của Nhà nước, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán xây dựng định mức giờ giảng áp dụng đối với giảng viên cơ hữu.

Điều 12. Giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi giờ chuẩn giảng dạy

1. Giờ chuẩn giảng dạy; Là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy đối với mỗi chức danh tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

2. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.

3. Quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ ra giờ chuẩn đối với giảng viên là Lãnh đạo cấp vụ và tương đương và giảng viên kiêm chức theo Phụ lục của Quy định này

Điều 13. Thực hiện đánh giá đối với giảng viên của Kiểm toán nhà nước

1. Cuối mỗi khóa/lớp đào tạo, bồi dưỡng, các đơn vị tổ chức khóa/lớp học thực hiện đánh giá giảng viên tham gia giảng dạy thông qua Phiếu đánh giá.

2. Định kỳ 06 tháng, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và Thủ trưởng các đơn vị tổ chức đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá kết quả tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng (gồm xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, sinh hoạt chuyên môn, số giờ giảng, chất lượng giảng dạy) theo từng giảng viên và gửi 01 bản cho Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức là giảng viên, 01 bản gửi về Vụ Tổ chức cán bộ và 01 bản gửi cho giảng viên.

3. Việc đăng ký tham gia và mức độ hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của công chức, viên chức là một trong những cơ sở đánh giá kết quả công tác hàng năm và lựa chọn xem xét ưu tiên đưa vào quy hoạch hoặc ưu tiên xem xét bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo của đơn vị và Kiểm toán nhà nước.

4. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả đánh giá giảng viên báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.

Điều 14. Bồi dưỡng giảng viên

1. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng; nghiệp vụ kiểm toán xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên về chuyên môn, phương pháp sư phạm và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ).

2. Định kỳ 06 tháng, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo các Tổ chuyên môn nhằm trao đổi về chuyên môn và phương pháp giảng dạy.

3. Giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng, nâng cao trình độ và năng lực công tác; được tham gia các hội thảo khoa học, các tọa đàm khoa học do các đơn vị trong và ngoài Ngành tổ chức.

4. Các giảng viên được tham gia hoạt động kiểm toán để bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng.

Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với giảng viên

1. Giảng viên trong thời gian tham gia giảng dạy nếu có thành tích được xét khen thưởng như đối với giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo của Kiểm toán nhà nước; thành tích tham gia đào tạo, bồi dưỡng được công nhận như thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn để xét khen thưởng theo chế độ nhà nước.

2. Giảng viên trong thời gian tham gia giảng dạy vi phạm các quy định của pháp luật, vi phạm quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước và bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên sẽ bị loại ra ngoài danh sách giảng viên kiêm chức.

3. Đối với giảng viên là Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương, giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước nếu không hoàn thành định mức giờ giảng theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 của Quy định này thì sẽ xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và là căn cứ để đánh giá công chức, viên chức hàng năm.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện quy định này.

2. Các nội dung quy định về giảng viên chưa được đề cập trong Quy định này hoặc đã đề cập nhưng khi Nhà nước có thay đổi, bổ sung thì được thực hiện theo quy định tại các văn bản có hiệu lực hiện hành.

3. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và công chức, viên chức tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nội dung của Quy định này.

Điều 17. Điều khoản thi hành

1. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các giảng viên của Kiểm toán nhà nước và các cá nhân có liên quan chịu Trách nhiệm thi hành Quy định này.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có kiến nghị, đề nghị các cá nhân, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Vụ Tổ chức cán bộ để trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định./.

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỔI THỜI GIAN THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ RA GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY

  1. Giảng dạy

TT

Nội dung công việc

Quy giờ chuẩn

1

1 tiết giảng bài, hướng dẫn bài tập tình huống, thảo luận, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp

1 giờ

2

1 tiết báo cáo chuyên đề

1 giờ

3

1 tiết hướng dẫn thực hành trên lớp

1 giờ

4

1 tiết hướng dẫn viết thu hoạch, đề án cuối khóa học

1 giờ

5

Hướng dẫn học viên đi thực tế 01 ngày làm việc được tính

4 giờ

6

1 tiết hướng dẫn ôn thi các kỳ thi của Kiểm toán nhà nước: thi tuyển công chức, viên chức; thi nâng ngạch, thi ngạch...

1 giờ

  1. Soạn đthi, kiểm tra; coi thi, kiểm tra; chm thi, kiểm tra

TT

Nội dung công việc

Quy gichuẩn

1

Soạn 01 đề kiểm tra, đề thi viết kèm theo đáp án

1,5 giờ

2

Soạn 01 đề kiểm tra, đề thi trắc nghiệm kèm theo đáp án

2 giờ

3

01 giờ coi kiểm tra, coi thi

0,5 giờ

4

Mỗi lượt chấm 05 bài kiểm tra viết, thi viết

1 giờ

5

Mỗi lượt chấm 09 bài kiểm tra trắc nghiệm, thi trắc nghiệm

1 giờ

6

Chấm kiểm tra, thi vấn đáp, thực hành 01 học viên

0,5 giờ

7

Chấm 03 bài tiểu luận, bài thu hoạch cuối khóa

2 giờ

  1. Xây dng chương trình, biên son tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng tài liệu ôn thi cho các kỳ thi của Kim toán nhà nước

TT

Ni dung công vic

Quy gichuẩn

Ghi chú

1

Xây dựng 01 chương trình đào tạo, bồi dưỡng được nghiệm thu

 

Nếu có nhiều người tham gia thì Trưởng ban xây dựng chương trình quyết định việc chia giờ cho các thành viên theo khối lượng công việc và mức độ trách nhiệm

 

- Chương trình dưới 05 ngày

10 giờ

 

- Chương trình từ 05 ngày đến dưới 10 ngày

15 giờ

 

- Chương trình từ 10 ngày đến dưới 20 ngày

20 giờ

 

- Chương trình từ 20 ngày đến dưới 30 ngày

25 giờ

 

- Chương trình từ 30 ngày đến dưới 40 ngày

30 giờ

 

- Chương trình từ 40 ngày đến dưới 50 ngày

35 giờ

 

- Chương trình từ 50 ngày đến dưới 60 ngày

40 giờ

 

- Chương trình từ 60 ngày đến dưới 70 ngày

45 giờ

 

- Chương trình từ 70 ngày đến dưới 80 ngày

50 giờ

 

- Chương trình từ 80 ngày đến dưới 90 ngày

55 giờ

 

- Chương trình trên 90 ngày

60 giờ

2

Biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng được nghiệm thu

 

Nếu có nhiều người tham gia thì Trưởng ban xây dựng chương trình quyết định việc chia giờ cho các thành viên theo khối lượng công việc và mức độ trách nhiệm

 

- Chương trình từ dưới 05 ngày

100 giờ

 

- Chương trình từ 05 ngày đến dưới 10 ngày

150 giờ

 

- Chương trình từ 10 ngày đến dưới 20 ngày

200 giờ

 

- Chương trình từ 20 ngày đến dưới 30 ngày

250 giò-

 

- Chương trình từ 30 ngày đến dưới 40 ngày

300 giờ

 

- Chương trình từ 40 ngày đến dưới 50 ngày

350 giờ

 

Chương trình từ 50 ngày đến dưới 60 ngày

400 giờ

 

- Chương trình từ 60 ngày đến dưới 70 ngày

450 giờ

 

- Chương trình từ 70 ngày đến dưới 80 ngày

500 giờ

 

- Chương trình từ 80 ngày đến dưới 90 ngày

550 giờ

 

- Chương trình trên 90 ngày

600 giờ

3

Tham gia 01 Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, bồi dưỡng

   
 

- Chủ tịch Hội đồng

5 giờ

 
 

- Thành viên Hội đồng

4 giờ

 

4

Tham gia 01 Hội đồng thẩm định tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

   
 

- Chủ tịch Hội đồng

10 giờ

 
 

- Thành viên Hội đồng

9 giờ

 

5

Xây dựng tài liệu ôn thi cho các kỳ thi của Kiểm toán nhà nước đã được phê duyệt: thi tuyển công chức, viên chức; thi nâng ngạch, thi ngạch...

   
 

- Xây dựng Tài liệu của 01 môn

50 giờ

Nếu có nhiều người tham gia thì Trưởng ban xây dựng Tài liệu quyết định việc chia giờ cho các thành viên theo khối lượng công việc và mức độ trách nhiệm

 

download.com.vn