Quyết định 636/QĐ-TANDTC - Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức Tòa án nhân dân

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 298 KB
Lượt tải: 60


Bài viết về Quyết định 636/QĐ-TANDTC: Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/04/2018. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Quyết định 636/QĐ-TANDTC - Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức Tòa án nhân dân

Ngày 15/04/2018, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 636/QĐ-TANDTC về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân. Theo đó, quy định công chức, viên chức Tòa án được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo;
  •  Tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ thời gian theo quy định, có xác nhận của Cơ sở đào tạo nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp;
  • Tự ý bỏ việc, xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Tòa án nhân dân trong thời gian cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
  • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng và được cấp văn bằng khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 636/QĐ-TANDTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các đ/c Phó Chánh án TANDTC (để chỉ đạo thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC;
- Lưu: Vụ TCCB (P1&P5).

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

 

QUY CHẾ
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-TANDTC ngày 15 tháng 4 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy định về đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và việc quản lý, tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn trong Tòa án nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

1. Cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp.

2. Viên chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

3. Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ Tòa án quân sự các cấp được thực hiện theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các quy định tại Quy chế này.

4. Người lao động trực tiếp làm các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp mà được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị sử dụng người lao động.

Điều 3. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Điều 4. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng.

1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân.

2. Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn Chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

3. Đơn vị giới thiệu công chức, viên chức đi học phải đảm bảo việc đi học của công chức, viên chức không làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Số lượng công chức, viên chức đi học trong giờ hành chính của mỗi đơn vị trong cùng một năm công tác không vượt quá 20% tổng số biên chế hiện có của đơn vị; đối với hình thức đào tạo tại chức và hình thức đào tạo không tập trung thì không vượt quá 25% tổng số biên chế hiện có của đơn vị.

4. Khuyến khích công chức, viên chức, người lao động đăng ký học các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước học ngoài giờ hành chính và tự túc toàn bộ chi phí đào tạo. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm hiện tại hoặc phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị.

Điều 5. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng.

1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:

a) Lý luận chính trị;

b) Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp;

c) Kiến thức quốc phòng và an ninh;

d) Tiêu chuẩn chức danh ngạch;

e) Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

f) Kiến thức tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:

a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước.

b) Kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

c) Kiến thức ngoại ngữ;

d) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.

Chương II

TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Mục 1. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

Điều 6. Tiêu chuẩn chung.

1. Có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt; chấp hành tốt nội quy cơ quan, có trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt công việc được giao.

2. Thuộc diện được quy hoạch đào tạo ở các trình độ chức danh của đơn vị gắn với nhu cầu công việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

4. Không đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật, đình chỉ công tác; đối tượng bị điều tra, thanh tra; trong thời gian thi hành kỷ luật; đang nghỉ theo chế độ, chính sách quy định;

5. Có đủ sức khỏe để đảm bảo nhiệm vụ học tập.

6. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của từng khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 7. Điều kiện cử đi đào tạo sau đại học.

Ngoài các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học phải đáp ứng những điều kiện sau:

1. Đối với cán bộ, công chức:

a) Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên trong Tòa án nhân dân (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;

c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

2. Đối với viên chức:

a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

b) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các Chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của Chương trình hợp tác.

..........

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn