Quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị - Đối với quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) vụ án
Nội dung chi tiết:
Quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị - Đối với quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) vụ án
Mẫu 01b - Quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) vụ án dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm. Ban hành theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
TÒA ÁN.................... Số: ....../....../HSPT-QĐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......., ngày ...... tháng ...... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) vụ án (1)
TÒA ...................................
Với Hội đồng xét xử gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông (Bà) ......................................
Ông (Bà) ......................................
NHẬN THẤY:
Tại quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) vụ án ngày ...... tháng ...... năm ......, Tòa án ...................................... căn cứ vào .................. của Bộ luật tố tụng hình sự quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) vụ án hình sự đối với .........................................
Tại đơn kháng cáo (quyết định kháng nghị số.....) ngày..... tháng..... năm ... (2) với lý do (3)
XÉT THẤY: (4)
......................................................................................................
Căn cứ vào Điều 248 và Điều 253 của Bộ luật tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. (5)
2. Quyết định này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01b:
(1) Nếu chỉ có kháng cáo bỏ hai chữ “kháng nghị”; nếu chỉ có kháng nghị bỏ hai chữ “kháng cáo”; nếu là quyết định tạm đình chỉ bỏ hai chữ “đình chỉ”; nếu là quyết định đình chỉ bỏ ba chữ “tạm đình chỉ”. Ví dụ: nếu quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án sơ thẩm bị kháng cáo thì ghi “Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ vụ án”.
(2) Ghi địa vị pháp lý trong tố tụng và họ tên người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; nội dung kháng cáo, kháng nghị (ví dụ: Bị cáo Nguyễn Văn A kháng cáo xin được hưởng án treo; người đại diện hợp pháp của người bị hại là ông Trần B kháng cáo đề nghị tăng hình phạt và tăng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo Lê Văn C).
(3) Ghi lý do của việc kháng cáo, kháng nghị (ví dụ: hoàn cảnh gia đình khó khăn, là lao động chính trong gia đình).
(4) Nêu phần nhận định, phân tích của Hội đồng xét xử về các lý do của kháng cáo, kháng nghị, những căn cứ chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị.
(5) Ghi quyết định của Hội đồng xét xử theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 248 của BLTTHS.