Quyết định số 04/2010/QĐ-TTG - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 85 KB
Lượt tải: 54
Nhà phát hành: Thủ tướng Chính phủ


Taifull.net giới thiệu về Quyết định số 04/2010/QĐ-TTG: Quyết định số 04/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nội dung chi tiết:

Quyết định số 04/2010/QĐ-TTG - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp

Quyết định số 04/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

----------------------

Số: 04/2010/QĐ-TTG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

                    Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2010

 QUYẾT ĐỊNH
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
_________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

2. Tổng cục Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lâm nghiệp;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm, chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia về lâm nghiệp;

c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành lâm nghiệp.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về lâm nghiệp sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

5. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp; thẩm định và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành.

6. Về quản lý rừng:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế quản lý rừng;

b) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiêu chí xác định và phân loại rừng, các phân khu chức năng của rừng đặc dụng; công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kết quả thống kê rừng, diễn biến rừng năm năm và hàng năm theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo việc điều tra, xác định ranh giới các loại rừng; hướng dẫn nội dung, biểu mẫu, phương pháp thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng, đất để trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng;

d) Thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và các chương trình, dự án đầu tư vùng nguyên liệu tập trung của các địa phương theo quy định;

đ) Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quy hoạch nương rẫy và hoạt động về chứng chỉ rừng bền vững.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn