Quyết định số 13/VBHN-NHNN - Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 100 KB
Lượt tải: 5
Nhà phát hành: Ngân hàng Nhà nước


Cập nhật bởi Taifull.net Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.

Nội dung chi tiết:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

---------------

Số: 03/2014/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2004, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Quyết định số 42/2006/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2006.

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế cho Quyết định số 171/2000/QĐ-NHNN13 ngày 25/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

QUY CHẾ

LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước các loại giấy tờ có giá được phát hành qua Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác thuộc quyền sở hữu của khách hàng sử dụng để tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, bao gồm: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu, thấu chi và cho vay qua đêm, thiết lập hạn mức nợ ròng, nghiệp vụ thị trường mở giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng; Nghiệp vụ tái chiết khấu, cho vay giữa các thành viên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng tham gia lưu ký

Đối tượng tham gia lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được tham gia nghiệp vụ thị trường tiền tệ và các tổ chức khác là thành viên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi chung là khách hàng lưu ký).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với các khách hàng lưu ký do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Lưu ký giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý, lưu giữ, bảo quản giấy tờ có giá và thực hiện các quyền về sở hữu giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký theo đề nghị của khách hàng lưu ký.

3. Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở theo yêu cầu của khách hàng lưu ký để hạch toán giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký.

4. Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước và lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

5. Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nhận và thực hiện phong tỏa giấy tờ có giá của khách hàng đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước theo đề nghị của khách hàng lưu ký để tham gia một số nghiệp vụ của thị trường tiền tệ.

6. Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở để hạch toán giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký đề nghị Ngân hàng Nhà nước cầm cố, ký quỹ để tham gia một số nghiệp vụ thị trường tiền tệ.

7. Ký quỹ giấy tờ có giá là việc khách hàng lưu ký đề nghị Ngân hàng Nhà nước cầm cố giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để thiết lập hạn mức nợ ròng.

8. Đăng ký giấy tờ có giá là việc khách hàng lưu ký đăng ký với Ngân hàng Nhà nước danh mục giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để bán lại trong nghiệp vụ thị trường mở hoặc đề nghị Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.

Điều 4. Các tổ chức tín dụng khi tham gia nghiệp vụ thị trường tiền tệ với Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước. Việc lưu ký giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký do Sở Giao dịch và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.

Điều 4a. Phí lưu ký giấy tờ có giá.

Khách hàng lưu ký giấy tờ có giá phải nộp phí lưu ký. Mức phí lưu lý do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn