Quyết định số 1928/QĐ-TTG - Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường"

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 110 KB
Lượt tải: 813
Nhà phát hành: Thủ tướng Chính phủ


[Chia sẻ] Quyết định số 1928/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường".

Nội dung chi tiết:

Quyết định số 1928/QĐ-TTG - Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường"

Quyết định số 1928/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường". 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------

Số: 1928/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

-------------------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường"
--------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 

QUYẾT ĐỊNH: 

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Yêu cầu

a) Kế thừa kết quả và kinh nghiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua, bảo đảm sự liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền theo h­ướng kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành.

c) Kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, môn học Giáo dục công dân ở phổ thông và một số môn học khác; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Kết hợp giáo dục thông qua các môn học với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

d) Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức và việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành; phối hợp các lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong và ngoài ngành Giáo dục.

3. Phạm vi, thời gian thực hiện Đề án

Đề án áp dụng đối với tất cả các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2009 đến năm 2012.

4. Nhiệm vụ

a) Tổ chức dạy và học kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo:

- Đối với giáo dục mầm non: đưa một số nội dung pháp luật đơn giản về giao thông, về gia đình, về môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm… vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành một số yếu tố tâm lý ban đầu mang tính luật, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào học lớp 1;

- Đối với giáo dục phổ thông: nâng cao chất lượng dạy và học môn học đạo đức, môn học giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh. Chương trình môn học đạo đức, giáo dục công dân trong giáo dục phổ thông phải có độ mở nhất định để có thể vận dụng phù hợp với từng vùng miền khác nhau;

- Đối với giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp: tổ chức dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản cho sinh viên của tất cả các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Bảo đảm cho học sinh, sinh viên Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ra trường nắm được lý luận cơ bản về pháp luật để có thể tự tìm hiểu các ngành luật cần thiết;

- Đối với dạy nghề: tiếp tục triển khai chương trình môn học Pháp luật trong các chương trình dạy nghề theo hướng cung cấp các nội dung pháp luật cụ thể trong đó chú ý các quy định về pháp luật lao động, hợp đồng và các quy định gắn với đặc thù của từng ngành nghề;

- Đối với giáo dục thường xuyên: lựa chọn nội dung cơ bản, cần thiết, phù hợp với các chương trình và đối tượng giáo dục thường xuyên trong đó nội dung Pháp luật, Giáo dục công dân là bắt buộc đối với các chương trình cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

b) Triển khai có chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp: triển khai nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp nhằm kịp thời bổ sung kiến thức cho các bài học chính khóa; cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho người học. Các hoạt động này cần đa dạng, sinh động, phù hợp với từng đối tượng và được tổ chức thường xuyên, kết hợp trong việc kỷ niệm các ngày lịch sử, dịp lễ, tết, các cuộc vận động lớn trong ngành.

c) Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Bổ sung đủ giảng viên, giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc được bồi dưỡng cơ bản về pháp luật để giảng dạy pháp luật ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

- Bổ sung đủ giáo viên đúng chuyên ngành giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học phổ thông;

- Bổ sung đủ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc được bồi dưỡng cơ bản về pháp luật giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở;

- Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức pháp luật liên quan đến chương trình giáo dục cho giáo viên mầm non, tiểu học, giáo dục thường xuyên;

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật ngành Giáo dục từ Trung ương đến cơ sở; bố trí cán bộ có trình độ pháp lý, có nhiệt tình và trách nhiệm phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.

d) Bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường:

- Bổ sung các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập; tài liệu pháp luật theo chuyên đề, các đề cương tuyên truyền pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật, sách pháp luật phổ thông, báo, tạp chí chuyên ngành về luật, sách hệ thống hóa về pháp luật và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác; duy trì và phát triển tủ sách pháp luật ở các cơ sở giáo dục;

- Xây dựng danh mục, sản xuất bộ mẫu thiết bị phục vụ giảng dạy pháp luật phù hợp từng cấp học để sử dụng có hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành. Chú trọng việc sử dụng các phương tiện điện tử, tin học, các mô hình trực quan phục vụ việc giảng dạy và học tập môn Pháp luật, Giáo dục công dân.

đ) Xây dựng đơn vị nghiên cứu, bồi dưỡng, tư vấn pháp luật:

- Xây dựng đơn vị nghiên cứu, bồi dưỡng, tư vấn pháp luật thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Xây dựng trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định tại Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật tại các cơ sở giáo dục có điều kiện.

5. Giải pháp

a) Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; thông báo Kết luận số 74-TB/TW ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và các văn bản, tài liệu khác liên quan về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

b) Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giáo dục:

- Xây dựng, ban hành các văn bản quy định về chương trình môn học Pháp luật đại cương cho các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên luật theo các khối ngành; văn bản sửa đổi, bổ sung chương trình môn học Giáo dục công dân; văn bản quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giảng viên, giáo viên;

- Ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phối hợp, về báo cáo viên, về chế độ chính sách phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

c) Rà soát, xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục pháp luật:

- Rà soát, hoàn thiện chương trình môn học Đạo đức và môn học Giáo dục công dân;

- Xây dựng chương trình các môn học về pháp luật

Đối với giáo dục Đại học: xây dựng chương trình pháp luật đại cương thống nhất trong các trường Đại học, Cao đẳng để đưa các kiến thức pháp luật cơ bản, đại cương vào nội dung chương trình của tất cả các ngành đào tạo từ năm học 2009 - 2010. Nghiên cứu đưa nội dung pháp luật phù hợp vào giảng dạy ở các ngành cụ thể.

Đối với các chương trình dạy nghề: rà soát chương trình pháp luật ở các trình độ đào tạo nghề để bổ sung, hoàn thiện và thống nhất thực hiện từ năm học 2009 - 2010.

Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo ngành luật và chương trình đào tạo giáo viên giáo dục công dân trình độ Cao đẳng và trình độ Đại học ở các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Đối với giáo dục thường xuyên: nghiên cứu, hướng dẫn đưa các nội dung pháp luật cơ bản, tinh giản, thiết thực và phù hợp với các đối tượng ở các cơ sở giáo dục thường xuyên.

- Giáo trình: tổ chức biên soạn giáo trình pháp luật đại cương thống nhất dùng trong các cơ sở giáo dục Đại học, giáo dục chuyên nghiệp không chuyên luật;

- Sách giáo khoa: rà soát, chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa môn Giáo dục công dân bảo đảm sự phù hợp với lứa tuổi, vùng miền khác nhau. Nghiên cứu, bổ sung nội dung pháp luật tích hợp trong sách giáo khoa một số môn học liên quan khác.

d) Rà soát, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Tổ chức rà soát đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn