Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh THCS trong giờ học Âm nhạc - Mẫu sáng kiến kinh nghiệm THCS

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 211,8 KB
Lượt tải: 13
Nhà phát hành: Sưu tầm


Cùng tìm hiểu thêm về Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh THCS trong giờ học Âm nhạc: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh THCS trong giờ học Âm nhạc là tài liệu vô cùng hữu ích mà Taifull.net muốn giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Download.com.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh THCS trong giờ học Âm nhạc được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. 

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh THCS trong giờ học Âm nhạc là tài liệu hữu ích, giúp quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh THCS trong giờ học Âm nhạc

1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Trung học cơ sở trong dạy học Âm nhạc

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Trung học cơ sở

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:

*Ưu điểm:

- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình Trung học cơ sở (THCS). Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học;

- Nhà trường và Ban giám hiệu luôn quan tâm thường xuyên, trang bị đồ dùng, thiết bị giảng dạy, phù hợp với đặc trưng của bộ môn;

- Giáo viên(GV) luôn có ý thức tự học hỏi để nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong giảng dạy;

- Học sinh(HS) rất yêu thích môn Âm nhạc.

*Nhược điểm:

- Cơ sở vật chất nhà trường có trang bị những còn hạn chế cho việc dạy và học môn Âm nhạc. Các trang thiết bị dùng cho dạy học chưa đáp ứng đầy đủ cho các tiết dạy. Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất ít. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc dạy và học;

- Giáo viên chưa thực sự thành thạo về cách sử dụng máy chiếu nên gây ảnh hưởng đến một số tiết dạy áp dụng công nghệ thông tin; kích thích học sinh ( HS) hứng thú trong giờ học còn xem nhẹ; tạo sự tự tin yêu thích trong học Âm nhạc cho HS chưa cao;

- Phụ huynh và HS ở vùng nông thôn, điều kiện học tập gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các em thường tập trung cho các môn học như: Văn, Toán, Anh văn. Môn âm nhạc ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ môn quá ít (1tiết/ tuần).

Để khắc phục những nhược điểm trên, Từ đầu năm học ....... - ......... cho đến nay tôi vận dụng “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Trung học cơ sở trong dạy học Âm nhạc”, tôi thấy chất lượng học tập hiện nay có những tiến bộ rất nhiều, các em yêu thích khi học môm Âm nhạc, biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát, biết cảm nhận về nội dung bài hát, trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của GV đưa ra, có tinh thần xung phong trình bày bài trước lớp, tự chọn cho bản thân, cho nhóm và các cách biểu diễn, cách giới thiệu, cách trình bày bài hát,… đem lại cho các em lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm Thầy - Trò luôn gần gũi, gắn bó. Vì thế tôi đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

- Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Nội dung giải pháp: Qua tiết học hình thành cho HS một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm luôn tự tin và có cái nhìn đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Tôi tiến hành các giải pháp sau:

Giải pháp 1: Gây hứng thú cho HS ngay từ phần mở đầu bài học

GV vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật đối với HS, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng..., đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới. Nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới, tạo sự hấp dẫn đối với HS. GV có thể dùng hình ảnh minh hoạ nội dung của bài hát cho HS nhận biết để giới thiệu vào bài, có thể sử dụng trò chơi giải ô chữ để vào bài, giáo viên có thể sử dụng những đoạn nhạc đã được xử lí làm méo tiếng và cho các em nghe đoán bài hát … cũng đều rất hấp dẫn HS.

Trong giờ học Âm nhạc thường thức ngoài những thông tin đã có trong sách giáo khoa, nếu giáo viên có những câu chuyện kể về tác giả, tác phẩm hay các tư liệu về các sinh hoạt âm nhạc, các loại nhạc cụ... thì sẽ thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học, giúp các em dễ nhớ hơn nội dung bài học và góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em thông qua bộ môn. Ví dụ: Giới thiệu về nhạc sỹ Hoàng Việt (tiết 3 lớp 7) tôi kể cho HS nghe về hoàn cảnh hy sinh của nhạc sỹ, các em đã thực sự xúc động khi nghe câu chuyện này. Giới thiệu nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu (tiết 10 lớp 8) tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện nhạc sỹ sáng tác ca khúc đầu tay của mình, bài hát “Đoàn vệ quốc quân”, như thế nào. Giới thiệu cho các em biết rằng, một thành công to lớn của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu là đã phổ nhạc cho các bài thơ như: “Thuyền và biển ” (thơ Xuân Quỳnh), “Hành khúc ngày và đêm” (thơ Bùi Công Minh), ”Bóng cây kơnia” (thơ Ngọc Anh). . .

Qua những câu chuyện như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục ý thức giữ gỡn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh.

Giải pháp 2: Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh

Để HS không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của HS bằng cách như sau: GV thay đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để HS nhận biết và thực hành.

Ví dụ 1: Bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”.

GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu pasodoble, Chacha, Disco,... yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.

- Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?

HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.

Ví dụ 2: Bài hát: “ Hành khúc tới trường”.

GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 110 xuống 90 hoặc thay đổi tiết tấu từ Machl sang Beat ballat.

- Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như chúng ta vừa trình bày?

HS trả lời: Nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính nhịp đi, hùng mạnh.

GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo khác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phù hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả.

Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày HS sẽ có những cảm nhận mới trong mỗi lần hát và nghe hát.

Ví dụ: Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây. Sau khi cho học nghe âm sắc của các loại đàn. Giáo viên đánh độc tấu cho các em nghe một số bài nhạc có sử dụng nhiều âm sắc yêu cầu học sinh tìm tiếng đàn của từng loại nhạc cụ vừa được giới thiệu( Acodion, Piano, ghita…).

Giải pháp 3: HS phát biểu cảm nhận về bài hát

Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực.

Ví dụ:

Cách 1:

Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:

Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”?

HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV:

Ví dụ: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới?…

Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc, song qua nhận xét và khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện.

Cách 2:

Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm. Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát. Các nhóm nhận xét, GV nhận xét, chấm điểm.

+ Lời giới thiệu nhóm 1:

Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè, một cuộc sống yên vui, hòa bình, hữu nghị đoàn kết và đầy tình thân ái giữa các dân tộc trên toàn thề giới. Chúng em mong sao trên trái đất sẽ không còn chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa. Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnh phúc.Hôm nay chúng em xin được gửi đến thầy giáo và các bạn ca khúc “Tiếng chuông và ngọn cờ” (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) đó là tất cả những gì mà tuổi thơ trên toàn thế giới của chúng em hằng mong ước!

+ Lời giới thiệu nhóm 2:

Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành - biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Vậy mà nay trên thế giới vẫn đang còn hàng triệu trẻ em còn phải chịu nhiều vất vả khổ cực, không đủ ăn đủ mặc không được đến trường do chiến tranh gây nên. Chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ những bạn ấy, làm gì để không còn cảnh chiến tranh chia lìa? Các bạn ơi chúng ta hãy hát vang bài ca “Tiếng chuông và ngọn cơ” (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) cầu mong cho mọi người trên thế giới được sống trong hoà bình hữu nghị và đầy tình nhân ái các bạn nhé!

Giải pháp 4: Hướng dẫn HS học hát kết hợp biểu diễn

Một số tác giả có nhiều ca khúc được các em thuộc, đặc biệt là các bài hát viết về thiếu nhi như các ca khúc của nhạc sỹ Phong Nhã, vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện, khuyến khích các em trình bày các ca khúc này, điều này làm các em thực sự hứng thú. Mặt khác các bạn trong lớp cũng mong muốn được nghe bạn mình hát. Qua việc trình bày các ca khúc của các nhạc sỹ, các em sẽ dễ nhớ hơn tên tác giả của các ca khúc. Có thể cho các em hát đơn ca, song ca, tốp ca hoặc cả lớp cùng hát tuỳ theo tính chất của từng bài hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.

Ví dụ 1: Với bài hát “ Đi cấy” GV hướng dẫn một số động tác múa đèn của Thanh Hóa hoặc bài hát “Vui bước trên đường xa” GV hướng dẫn một vài động tác nhẹ nhàng uyển chuyển… Như vậy những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn của tân nhạc rất cuốn hút và đặc sắc.

Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát.

Khi học GV đưa ra yêu cầu HS tự chọn nhóm 4 hoặc 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ. GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng.

- HS sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát.

- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (GV có thể gợi ý trước). Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp…làm thế nào để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.

- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).

- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát. (Không thể vừa luyện tập vùa thể hiện trong 1 tiết học)

Giải pháp 5: Sử dụng phương tiện dạy học

Một giờ học sinh động GV không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ tranh ảnh. Các phương tiện đó GV phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh hoạ một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập của các em. Kinh nghiệm đã xác nhận nếu chỉ lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa thì HS cũng không hứng thú học tập và vai trò của GV trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nếu thoát ly sách giáo khoa làm cho HS khó nắm kiến thức cần thiết thì bài giảng dù có hấp dẫn sinh động đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Vì vậy phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa phải vừa mở rộng kiến thức. Đặc biệt với môn nhạc phải chú trọng thực hành GV dạy nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy không cao. Tiết dạy powepoint với màu sắc sinh động, những hình ảnh ngộ nghĩnh, các video hấp dẫn sẽ thu hút học sinh chú ý vào bài giảng đem lại hiệu quả cao trong mỗi bài dạy. Các mẫu chuyện tranh ảnh đòi hỏi GV phải có để minh hoạ thêm cho HS, ngoài ra HS cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút, thanh phách, mõ…

Ví dụ: Khi dạy về giới thiệu các nhạc cụ Phương Tây và nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. Về ngoại hình của các loại nhạc cụ, tốt nhất là làm sao để học sinh thấy được nhạc cụ thật và tìm hiểu tính năng của nó. Nếu không có nhạc cụ thật thì cần có tranh ảnh phóng to và giáo viên mô phỏng âm sắc và tính năng của các nhạc cụ đó trên đàn phím điện tử để học sinh hiểu biết sâu hơn.

Ví dụ: Khi dạy về trường độ của âm thanh, giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn một bài hát quen thuộc và gõ phách để học sinh nhận ra trường độ của âm thanh có độ dài ngắn khác nhau.

Giải pháp 6: Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của HS trong giờ học âm nhạc

Việc gây hứng thú cho HS trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nỗi các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và đến khi giờ học kết thúc HS còn luyến tiếc. Đó là một việc làm không đơn giản đối với mỗi GV. Đặc biệt là tình trạng HS cá biệt, lười biếng không chịu chú ý vào bài giảng mà thường gây rối các bạn trong lớp. Vậy yêu cầu đặt ra là GV làm sao phải thu hút được sự chú ý của tất cả các em vào bài giảng. Ở lứa tuổi THCS các em đã có sự chuyển đổi tâm lý rất rõ rệt, GV cần nắm bắt tâm lý lứa tuổi để đưa ra những phương pháp tạo hứng thú của HS trong giờ học. Sự mới mẻ, đổi mới trong từng tiết dạy sẽ tạo được cho HS cảm giác chờ đợi, mong ngóng đến tiết học mới. Việc ghi điểm khuyến khích HS cũng là một cách tạo hứng thú đối với HS, nhưng cần chú ý chỉ cho điểm thưởng thật xứng đáng với việc học tập của các em. Theo kinh nghiệm của bản thân, có thể chuẩn bị những bông hoa điểm tốt thi đua giữa các tổ, nhóm, cuối tháng tổng kết xem tổ nào đạt được nhiều hoa điểm tốt sẽ được nhận một phần quà nhỏ khuyến khích động viên tinh thần học tập của các em.

Ví dụ: Muốn định nghĩa về nhịp 2/4, giáo viên cần hát trích đoạn và đánh nhịp một số bài hát viết ở nhịp 2/4 và gợi ý để học sinh trả lời về định nghĩa nhip 2/4. Giáo viên củng cố, bổ sung và đưa ra định nghĩa về nhịp 2/4. Nguyên tắc: “ Lấy cái học sinh đã biết để đi đến cái học sinh chưa biết”.

Giải pháp 7: Chơi trò chơi

Sau khi HS hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: GV làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp.

Ví dụ 1: Bài hát: “Vui bước trên đường xa”

Câu 1: GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1. “À à, à à a à á a”

Câu 2: GV đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát "U" theo giai điệu của câu 2.

“U ú u u ù ụ ù u u ù u”

GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.

Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS .

- Trò chơi: "Ai nhanh tai hơn”

Ví dụ sau khi học xong bài hát GV sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết nhạc bất kì cho HS nghe và hát lời ca câu nhạc đó. Trò chơi này giúp HS mau thuộc lời ca, phát triển tai nghe. Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp HS nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho HS, tạo hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.

Ví dụ 1: Tổ chức trò chơi qua bài Tập đọc nhạc (TĐN) như: Bài TĐN có 4 câu nhạc thì ta đặt mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ); Câu 3: nguyên âm ( u ); Câu 4: nguyên âm ( o )... chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu ứng với một nguyên âm. Giáo viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi luyện tai nghe: Giáo viên đàn giai điệu một câu nhạc bất kì trong bài , yêu cầu học sinh đoán ra và đọc lại câu nhạc đó. Có thể gõ tiết tấu cho học sinh nhận ra tiết tấu đó giống tiết tấu câu nhạc nào trong bài TĐN vừa học.

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn