Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả lớp 4 - Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 4

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 254,6 KB
Lượt tải: 67
Nhà phát hành: Sưu tầm


Cùng tìm hiểu thêm về Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả lớp 4: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả lớp 4 giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác.

Nội dung chi tiết:

Sau đây, mời quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả lớp 4 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. 

Hy vọng với các tài liệu này, sẽ giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả 

I. PHẦN MỞ ĐẦU

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan trọng, ngoài cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu tiếng Việt. Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh Tiểu học trong các nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên. Bởi phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, được vận dụng các tri thức, kỹ năng của nhiều phân môn khác. Phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tiểu học. Thông qua phân Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương đất nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của nhà trường, của mỗi giáo viên. Được phân công giảng dạy khối 4 + 5 nhiều năm, tôi nhận thấy môn Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn được nhiều giáo viên cho rằng rất khó dạy. Đại đa số các em viết văn còn khô khan, nhất là văn miêu tả việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có "hồn" tức là chất lượng học sinh giỏi về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, đặc biệt là phân môn Tập làm văn , các em chưa được hướng dẫn quan sát cụ thể, tỉ mỉ nên các em chỉ tưởng tượng để viết bài. Hầu hết các em chưa tự quan sát, tìm tòi khám phá ra được "cái mới" cái nổi bật của đối tượng, các em đang tả để nói và và viết những điều các em tự quan sát và tự cảm nhận được.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Tiếng việt mà đặc biệt là phân môn Tập làm văn lớp 4, bản thân tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm việc hướng dẫn học sinh lớp 4 sử dụng biện pháp nhân hoá khi làm các bài văn miêu tả , nhằm mục đích nâng cao kĩ năng viết văn, giúp các em tự cảm nhận những điều mình quan sát để gửi gắm tình cảm của mình với đối tượng đang tả, giúp cho các em làm văn miêu tả phong phú hơn, sinh động hơn.

Chính vì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng như vậy mà tôi muốn đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh lớp 4 về phân môn Tập làm văn đó là việc giúp học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả. Nhân hoá là một biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh Tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh; bởi nhờ nhân hoá, các con vật , đồ vật trở nên sống động, có hồn, có tính cách như con người, trở thành người bạn thân thiết của các em. Nhân hoá góp phần nâng cánh ước mơ, phát triển năng lực cảm thụ và khả năng tư duy hình tượng cho học sinh.

* Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:

- Sáng kiến kinh nghiệm này viết trong phạm vi môn tiếng Việt .

- Công tác giảng dạy và quá trình thực hiện phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 4A, Trường TH ......................, năm học 20...- 20....

B . PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH :

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng là dạy học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Thông qua môn tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật .

Văn miêu tả là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, nó giúp học sinh hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá, nhận xét. Những văn bản miêu tả có tác dụng to lớn như vậy bởi sự có mặt của biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp khéo léo các đơn vị từ vựng có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do những mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng . Việc dạy học các biện pháp tu từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó giúp người học biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu quả cao. Thông qua việc dạy học các biện pháp tu từ này không chỉ giúp người học cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn bản nghệ thuật mà còn ham muốn tạo ra cái hay cái đẹp bằng ngôn từ .

2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NHÂN HÓA KHI VIẾT VĂN MIÊU TẢ.

Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp ở trường tiểu học ...................... tôi nhận thấy thực trạng của việc hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá vào việc làm bài văn miêu tả như sau:

2.1 . Đối với giáo viên:

Một số giáo viên còn chưa nắm vững về các biện pháp hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả nói chung và sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả nói riêng. Phương pháp, cách thức dạy Tập làm văn ở lớp 4 đối với một số giáo viên còn lúng túng, đôi khi còn đơn điệu chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.

Giáo viên chưa đào sâu suy nghĩ về các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh viết văn một cách cố hiệu quả nhất. Các cách dạy của giáo viên thường quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn, ngại thay đổi các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đi theo đường mòn, chưa mang tính sáng tạo, chưa mạnh dạn đưa những sáng kiến, ý tưởng của mình vào quá trình giảng dạy.

2.2 . Đối với học sinh:

Học sinh không hứng thú với phân môn Tập làm văn, các em ngại học hoặc học một cách đối phó vì các em ít được quan sát thực tế khi miêu tả. Phần lớn các đối tượng miêu tả được đưa vào chương trình rất quen thuộc đối với các em. Tuy nhiên vì các em thường hay không để tâm quan sát nên việc tìm ý để miêu tả là rất khó. Bởi vậy, thực tế bài làm của học sinh nhiều câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không mang tính phát hiện của bản thân. Chẳng hạn có học sinh tả: “Cây nhãn này do ông em trồng từ mười năm trước. Cây cao khoảng 40 cm, cành lá xum xuê che bóng mát cho cả một khu đất rộng”. Mặt khác hầu như các bài văn của học sinh làm chỉ mang tính chất liệt kê sự vật chứ chưa mang tính chất miêu tả, thậm chí các em còn dựa nhiều vào những bài văn mẫu có trong các sách tham khảo.

Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 4A, tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để học sinh ứng dụng những điều đã học về biện pháp nhân hóa trong bài văn ? Làm thế nào để học sinh viết được một văn miêu tả hay? Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả sử dụng biện pháp nhân hóa.

3. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh lớp 4A.

- Phương pháp quan sát .

- Phương pháp khảo sát thực tế .

- Phương pháp thống kê .

- Phương pháp thực nghiệm .

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Mục tiêu:

- Tìm hiểu về nội dung qui định Chương trình sách giáo khoa tiếng việt 4 .

- Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc dạy học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa khi viết văn miêu tả, trao đổi với đồng nghiệp với học sinh và tự tìm ra những kinh nghiệm hay phù hợp để giảng dạy cho học sinh.

2. Giải pháp đề ra:

Với thực trạng trên, trong năm học 20...-20..., tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4A. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng môn tập làm văn của học sinh trong lớp mình phụ trách. Kết quả đạt được như sau:

Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
    SL % SL % SL % SL %
4A 19 1 5 6 31 7 37 5 27
4B 20 1 5 7 35 8 40 4 20

Trước thực tế dạy học đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy Tập làm văn bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình Tập làm văn lớp 4, tìm tòi và thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy dạy học, mạnh dạn đưa các biện pháp tu từ đặc biệt là biện pháp nhân hoá để hướng dẫn học sinh làm bài văn với mục đích để học sinh có kĩ năng làm bài văn được tốt hơn.

Để hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả tôi đã tiến hành giúp học sinh làm rõ các vấn đề sau:

* Thế nào là văn miêu tả?

Để hiểu về văn miêu tả trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế nào là văn miêu tả? Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc cảm tưởng như đang xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về mà nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu tả có tính rung động, tính hình tượng. Vì vậy, nó phải tuân theo những quy định để làm ra một tác phẩm nghệ thuật.

* Biện pháp nhân hoá là gì?

Nhân hoá trong viết văn là cách dùng các từ ngữ chỉ về người hoặc biểu thị về các hoạt động tính chất của con người để biểu thị các sự vật hoặc các hoạt động, tính chất của sự vật không phải là người, qua đó bày tỏ thái độ tình cảm của người nói đối với đối tượng được miêu tả. Có tài liệu gọi nhân hoá là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ những vật vô sinh sang những vật hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người. Nhân hoá chỉ có thể được hiện thực hoá trong ngữ cảnh nhất định. Nếu tách nó ra khỏi ngữ cảnh thì hiệu quả biểu đạt của nó sẽ không còn giá trị .

Khi nghiên cứu về biện pháp nhân hoá, các tác giả nghiên cứu về phong cách học cho rằng: Nhân hoá là một loại, hoặc biến thể của ẩn dụ. Về hình thức cấu tạo, nhân hoá cũng giống như ẩn dụ vì chỉ có một vế B được phô bày, nó không gọi thẳng tên đối tượng mà để người ta tự tìm đến đối tượng đó trong ngữ cảnh theo quy luật của lôgic. Quá trình liên tưởng đến đối tượng đó là phân tích lôgic để xác lập đối tượng được miêu tả.

* Cơ sở của việc xác định biện pháp nhân hoá:

Cơ sở để tạo nên nhân hoá đó là sự liên tưởng. Liên tưởng để nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải là người. ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh tế, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc tính của con người cũng như những thuộc tính không phải của con người.

Ví dụ: Gắn đặc tính của con người: siêng năng, cần cù, chịu khó, dùm bọc lẫn nhau… cho cây tre. Từ đó tạo ra sự đối lập, làm nên tính hấp dẫn, mới mẻ, lý thú. Khi đó có sự chuyển trường nghĩa: Từ trường nghĩa sự vật , hiện tượng vô tri vô giác sang trường nghĩa con người.

Các hình thức nhân hoá thường dùng trong văn miêu tả đó là.

- Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người: chạy , nhảy, khóc, cười….

- Coi đối tượng không phải là con người như con người, tâm tư, trò chuyện với nhau…

- Có thể dùng các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong gia đình để gọi tên các đối tượng không phải của người: ông, bà, chú, bác…

Vì vậy tôi sẽ dựa vào các cấp độ sử dụng biện pháp này để phân loại, hướng dẫn học sinh cách sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn nhằm để đạt mục đích đó là.

- Nhân hoá giúp học sinh biết thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế.

- Nhân hoá làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên , từ đó dùng trở thành người bạn tâm tình của trẻ thơ, giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết thế giới xung quanh.

* Cơ sở để xác định cách hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả:

Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng khi miêu tả. Bởi vì trong thực tế, không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá của mình, những tình cảm yêu ghét cụ thể của người viết. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích (cái cặp sách, con búp bê, cây bàng…). Vì vậy qua bài làm của mình, các em được gửi gắm tình cảm của mình với những gì mà mình miêu tả. khi khuyến khích học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá bản thân tôi đã giúp học sinh những điểm sau:

- Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc đáo của học sinh.

- Học sinh có khả năng vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập một cách tích cực.

- Phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động học tập và nhận thức cho học sinh.

3. Các biện pháp thực hiện hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả:

Dạy học sinh lớp 4 sử dụng biện pháp nhân hoá để trong viết văn nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập cho học sinh bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng xuất phát từ thực tiễn của quá trình dạy học nhằm mặt hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của các cách dạy học trước đây và hiện nay. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần thực hiện những biện pháp sau:

Biện pháp 1:Nắm vững mục tiêu của môn Tập làm văn ở tiểu học

Giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu của môn Tập làm văn ở Tiểu học để từ đó xác định đúng mục tiêu của từng kiểu bài, từng bài dạy. Cụ thể mục tiêu của phân môn tập làm văn ở Tiểu học được thể hiện ở 2 nội dung đó là:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh các văn bản nói và viết (kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng viết đoạn văn; kĩ năng liên kết đoạn văn thành bài văn). Bên cạnh đó củng cố và hoàn thiện các kĩ năng mà học sinh đã học ở các phân môn khác như kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu, viết đúng chính tả…

- Thông qua việc dạy Tập làm văn để rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; tình yêu và thói quen giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức, thấm nhuần tryền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích việc làm và biết rèn luyện khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.

Biện pháp 2: Nắm vững các kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học

Khi dạy học, tôi đặt ra mục tiêu hàng đầu là giúp học sinh nắm chắc từng kiểu bài văn miêu tả và tuỳ thuộc vào từng kiểu bài để hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá cho hợp lí, đặc biệt là lấy ví dụ minh hoạ bằng cách sử dụng những đoạn thơ, đoạn văn mang tính chất điển hình để cho học sinh tham khảo.

a) Kiểu bài “tả đồ vật”

Đồ vật là vật vô tri, vô giác. Để tả cho sinh động người ta thường hay sử dụng biện pháp nhân hoá. Dựa vào điểm này, tôi đã hướng dẫn học sinh dùng đại từ hay từ xưng hô: Anh, Chị, chú, cô nàng, anh chàng,… khi đứng trước ngôi thứ ba, hoặc dùng các địa từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất (“Tớ là chiếc xe lu”) để tả. Có thể dùng theo các đại từ nhân xưng là hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả hoạt động hoặc tâm trạng, ý nghĩ của con người được dùng để tả đồ vật. Nhờ vậy đồ vật trở nên sinh động, hấp dẫn dù là vật vốn quen thuộc hàng ngày.

Ví dụ : Chiếc xe lu

Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ san bằng tăm tắp
Con đường nào rải nhựa
Tớ là phẳng như lụa.
(Trần Nguyên Đào)

Tuy nhiên, cần hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá đúng chỗ, nếu không có thể làm cho việc tả đồ vật mất tính chân thực .

b) Kiểu bài “ tả cây cối”

Khi miêu tả cây cối, người ta hay dùng biện pháp so sánh, nhân hoá… Khi dạy kiểu bài này, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung của các đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa tôi còn lấy thêm nhiều ví dụ về việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả cây cối trong các đoạn văn đoạn thơ ở ngoài để làm ví dụ. Chăng hạn, Trần Đăng Khoa từng nhân hoá :

Cây dừa xanh toả nhiều tàu lá
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng…

c) Kiểu bài “Tả loài vật”

Phép nhân hoá tỏ ra đặc dụng khi miêu tả loài vật. Ở nhiều tác phẩm, nhân hoá không chỉ là biện pháp hoặc thủ pháp có tính chất tu từ học mà trở thành phương pháp xây dựng hình tượng, xây dựng tác phẩm như trong Dế mèn phiêu liêu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa…Phổ biến trong các bài văn miêu tả nhân hoá được dùng như một biện pháp nghệ thuật . Người viết dùng cách gọi người để gọi vật (Cu Tũn, Chị Vàng…), tả các hoạt động, tính nết của con vật như con người. Nhờ biện pháp nhân hoá, con vật được miêu tả trở nên thân thuộc với người đọc.

Ví dụ: Bài: Anh Đom Đóm

Mặt trời gác núi
Bóng tối tan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác.

Bởi sự đặc dụng của biện pháp nhân hoá trong miêu tả con vật, nên khi dạy kiểu bài này tôi đã hướng cho học sinh dùng cách gọi người để gọi vật. Với cách hướng dẫn này tôi nhận thấy học sinh rất thích thú khi làm bài văn tả con vật, qua đó các em tìm ra được những chi tiết riêng, đặc sắc của con vật vì với cách giọ này các em cảm thấy con vật trở nên gần gũi, quen thộc đối với chính bản thân mình.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn