Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn phần Tiếng Việt - Đề cương ôn thi lên lớp 10 môn Văn
Nội dung chi tiết:
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn phần Tiếng Việt là tài liệu hay giúp các em học sinh ôn tập và hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 10 nhằm chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Ngoài việc ôn tập kiến thức phần Tiếng Việt của môn Ngữ văn lớp 10 các em học sinh lớp 9 cần tham khảo thêm các bài tập làm văn mẫu lớp 9 để bổ sung thêm kiến thức phần tập làm văn sẽ giúp các em đạt điểm số cao môn Văn trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn phần Tiếng Việt
I. Từ vựng
1. Các lớp từ.
a. Từ xét về cấu tạo.
- Từ đơn.
+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.
- Từ ghép.
+ Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Phân loại từ ghép:
+ Vai trò: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
- Từ láy.
+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.
b. Từ xét về nghĩa
- Nghĩa của từ:
+ Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
+ Cách giải thích nghĩa của từ:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Từ nhiều nghĩa.
+ Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
+ Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa:
Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
- Thành ngữ.
+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
* Các loại từ xét về quan hệ nghĩa:
- Từ đồng nghĩa.
+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
+ Phân loại: (2 loại).
Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
- Từ trái nghĩa.
+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
- Từ đồng âm.
+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
- Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
* Trường từ vựng:
- Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:
- Từ tượng thanh, từ tượng hình.
+ Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
+ Công dụng: Tử tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
c. Từ xét về nguồn gốc
- Từ thuần Việt: Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
- Từ mượn: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tương, đặc điểm,…mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Từ mượn gồm phần lớn là từ Hán Việt (là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt) và từ mượn các nước khác (Ấn Âu).
Nguyên tắc mượn từ: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
- Từ toàn dân: là những từ ngữ được toàn dân sử dụng trong phạm vi cả nước.
- Từ địa phương, biệt ngữ xã hội:
+ Khái niệm:
Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
+ Cách sử dụng:
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
d. Các biện pháp tu từ từ vựng
- So sánh:
+ Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hính, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
+ Phân loại : Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
+ Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
- Nhân hoá.
+ Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
+ Các kiểu nhân hoá:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Ẩn dụ.
+ Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ hình thức; ẩn dụ cách thức; ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Hoán dụ.
+ Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Nói quá: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách iễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Liệt kê:
+ Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
+ Các kiểu liệt kê:
Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến.
- Điệp ngữ:
+ Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
+ Các kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng; điệp ngữ nối tiếp; điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
- Chơi chữ:
+ Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
+ Các lối chơi chữ: Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm (gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp