Thẻ quầy hàng - Mẫu 02-BH theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Nội dung chi tiết:
Mẫu 02-BH: Thẻ quầy hàng được Bộ Tài chính ban thành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, nhằm theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhập, bán tại quầy hàng.
Nhờ đó, người bán hàng sẽ thường xuyên nắm bắt tình hình nhập, xuất, tồn của quầy mình quản lý. Thẻ quầy hàng cũng chính là căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng theo ngày (kỳ)...
Mỗi thẻ quầy hàng theo dõi một mặt hàng, không ghi những mặt hàng khác nhau về quy cách, phẩm chất vào cùng một thẻ. Chi tiết mẫu thẻ cũng như cách lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Thẻ quầy hàng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Đơn vị: ………………… Địa chỉ: ……………… | Mẫu số 02 - BH |
THẺ QUẦY HÀNG
Ngày lập thẻ………… Tờ số:…………
- Tên hàng:…………………..… Quy cách:………
- Đơn vị tính:………..….……… Đơn giá:…………
Ngày tháng | Tên người bán hàng | Tồn đầu ngày (ca) | Nhập từ kho trong ngày (ca) | Nhập khác trong ngày (ca) | Cộng tồn đầu ngày (ca) và nhập trong ngày (ca) | Xuất bán | Xuất khác | Tồn cuối ngày (ca) | ||
Lượng | Tiền | Lượng | Tiền | |||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 = 1+2+3 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Cộng |
Người lập |
Cách lập Thẻ quầy hàng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
- Cột A, B: Ghi ngày, tháng và tên người bán hàng trong ngày (ca).
- Cột 1: Ghi số lượng hàng hoá tồn đầy ngày (ca).
- Cột 2: Ghi số lượng hàng hoá từ kho nhập vào quầy trong ngày (ca).
- Cột 3: Ghi số lượng hàng hoá nhập trong ngày (ca) từ những nguồn khác không qua kho của đơn vị.
- Cột 4: Ghi tổng số lượng hàng hoá có trong ngày (ca).
- Cột 5: Ghi số lượng hàng hoá xuất bán trong ngày (ca).
- Cột 6: Ghi số tiền thu được của số hàng hoá bán trong ngày (ca).
- Cột 7, 8: Ghi số lượng và giá trị hàng hoá xuất ra vì các mục đích khác không phải bán trong ngày (ca).
- Cột 9: Ghi số lượng hàng tồn tại quầy hàng vào cuối ngày (ca).
Cuối tháng cộng thẻ quầy hàng để lập báo cáo bán hàng. Thẻ này do người bán hàng giữ và ghi hàng ngày (ca), trước khi sử dụng phải đăng ký kế toán