Thông tư 01/2018/TT-BQP - Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 120,2 KB
Lượt tải: 6
Nhà phát hành: Bộ Quốc phòng


Taifull.net giới thiệu:Thông tư 01/2018/TT-BQP: Thông tư 01/2018/TT-BQP về Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 25/03/2018. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Thông tư 01/2018/TT-BQP - Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội

Kể từ ngày 25/03/2018, Thông tư 01/2018/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành ngày 05/01/2018 chính thức có hiệu lực. Theo đó, quy định nguyên tắc hoạt động; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc; chế độ hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Thông tư tại đây.

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2018/TT-BQP

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018

 

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THI HÀNH ÁN QUÂN ĐỘI

Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2018 và thay thế Thông tư 138/2011/TT-BQP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế hoạt động của Ngành Thi hành án dân sự trong Quân đội.

Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tư lệnh Quân khu Quân chủng Hải quân, chỉ huy các cơ quan đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Ngành Thi hành án Quân đội thực hiện Thông tư này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Chiêm

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THI HÀNH ÁN QUÂN ĐỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-BQP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc; chế độ hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội (sau đây viết gọn là Ngành Thi hành án).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với Cục trưởng, các Phó Cục trưởng, chỉ huy các phòng, ban thuộc Cục Thi hành án; chỉ huy Phòng Thi hành án thuộc Bộ Tổng Tham mưu, các quân khu, Quân chủng Hải quân (sau đây gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu); Chấp hành viên Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và hạ sĩ quan, binh sĩ Ngành Thi hành án (sau đây gọi chung là cán bộ, nhân viên, chiến sĩ).

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động

1. Tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

2. Giải quyết công việc đúng phạm vi, thẩm quyền; đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật và kế hoạch công tác của cơ quan.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án

1. Cục trưởng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự trong Quân đội theo quy định của pháp luật.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng; công việc được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao hoặc ủy quyền; báo cáo Bộ trưởng về những công việc vượt quá thẩm quyền;

Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động giữa các Phó Cục trưởng, các phòng, ban thuộc Cục Thi hành án; kết luận giải quyết công việc thuộc thẩm quyền;

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra Phòng Thi hành cấp quân khu thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng quy định của pháp luật phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác thi hành án dân sự,

2. Phó Cục trưởng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Cục trưởng về những công việc được giao, được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Cục trưởng và báo cáo kết quả thực hiện với Cục trưởng;

Chủ động phối hợp với Phó Cục trưởng khác để giải quyết công việc có liên quan; báo cáo Cục trưởng quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền;

Ký thay Cục trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Cục trưởng trong phạm vi công việc được Cục trưởng phân công hoặc ủy quyền,

Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, ban; Phó Trưởng phòng, ban thuộc Cục Thi hành án.

1. Trưởng phòng, ban

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Cục trưởng về toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban mình và công việc được Cục trưởng giao hoặc ủy quyền;

Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên chiến sĩ thuộc quyền và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng, ban mình;

Chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ chung của Cục và Ngành Thi hành án; báo cáo Cục trưởng quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền,

2. Phó Trưởng phòng, ban

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng, ban về những công việc được giao, phân công phụ trách hoặc ủy quyền,

b) Phạm vi giải quyết công việc

Chỉ huy, điều hành giải quyết công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng, ban và báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng phòng, ban;

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc có liên quan; báo cáo Trưởng phòng, ban quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền.

Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Thi hành án cấp quân khu.

1. Trưởng phòng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án về công tác thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền,

b) Phạm vi giải quyết công việc

Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng; công việc được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án giao hoặc ủy quyền;

Báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền;

Tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án về công tác xây dựng thể chế, xây dựng văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; công tác thi hành án dân sự; công tác xây dựng ngành;

Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc có liên quan.

2. Phó Trưởng phòng

a) Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng về những công việc được giao, được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.

b) Phạm vi giải quyết công việc

Chỉ huy, điều hành giải quyết công việc theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng và báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng phòng;

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc có liên quan; báo cáo Trưởng phòng quyết định những vấn đề, công việc có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền;

Ký thay Trưởng phòng các văn bản thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng trong phạm vi công việc được Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền.

Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Ngành Thi hành án.

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người chỉ huy trực tiếp về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác được giao.

2. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ

a) Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước người chỉ huy trực tiếp về nội dung tham mưu đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

b) Chấp hành và thực hiện đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Quân đội và quy định có liên quan của chính quyền địa phương nơi đóng quân.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn