Thông tư 18/2016/TT-BXD - Quy định thẩm định dự án thẩm định thiết kế dự toán xây dựng công trình
Nội dung chi tiết:
Thông tư 18/2016/TT-BXD - Quy định thẩm định dự án thẩm định thiết kế dự toán xây dựng công trình
Ngày 30/06/2017, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Theo đó, Thông tư quy định đầu tư xây dựng theo trình tự sau:
- Cơ quan chủ trì thẩm định dự án trực thuộc người quyết định đầu tư tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt. Các trường hợp còn lại, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt.
- Nội dung phê duyệt dự án thực hiện theo pháp luật liên quan và bao gồm các nội dung cụ thể về nguồn vốn, dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo thời gian thực hiện dự án, số bước thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng và thời gian thi công xây dựng công trình.
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2016/TT-BXD | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi Điều chỉnh:
a) Thông tư này quy định chi Tiết về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
b) Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo pháp luật về đầu tư và pháp luật về đầu tư công.
2. Đối tượng áp dụng: cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đề nghị thẩm định là chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư ủy quyền bằng văn bản hoặc cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư.
2. Cơ quan thẩm định là cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư được quy định tại Điều 10, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Điều 3. Nguyên tắc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình
1. Trình, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình đúng thẩm quyền, bảo đảm quy trình và thời hạn thẩm định theo quy định.
2. Thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng được thực hiện với toàn bộ công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc theo giai đoạn, gói thầu của dự án nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.
3. Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, hồ sơ, kết quả thẩm định và tuân thủ các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định.
4. Phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình đúng thẩm quyền hoặc theo ủy quyền sau khi có Thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ trình phê duyệt đã được bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.
5. Đối với dự án có số bước thiết kế nhiều hơn so với quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định hồ sơ thiết kế tại bước thiết kế theo quy định của pháp luật, các bước thiết kế còn lại do người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định, phê duyệt. Trường hợp tên gọi và nội dung của các bước thiết kế của dự án thực hiện theo thông lệ quốc tế khác với bước thiết kế theo quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định hồ sơ thiết kế có nội dung tương ứng với bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Trách nhiệm của người quyết định đầu tư:
a) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình thẩm định phù hợp với quy mô, nguồn vốn sử dụng của dự án, loại và cấp công trình xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, người quyết định đầu tư xác định loại nguồn vốn sử dụng để làm cơ sở thực hiện trình, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
b) Phân công, kiểm tra việc thực hiện công tác thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc;
c) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
a) Trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của Thông tư này; tổ chức thẩm định làm cơ sở xem xét, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình đối với trường hợp thiết kế ba bước;
b) Kiểm tra, soát xét và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và pháp luật về tính pháp lý, nội dung của hồ sơ trình thẩm định; giải trình, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;
c) Lựa chọn trực tiếp tư vấn có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện công tác thẩm tra phục vụ thẩm định và chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung công tác thẩm tra của tư vấn đáp ứng yêu cầu thẩm tra;
d) Lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định:
a) Tổ chức thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 71 và Điều 87 của Luật Xây dựng;
c) Báo cáo, giải trình về công tác thẩm định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cần thiết;
d) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác thẩm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.
4. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng:
a) Tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của tư vấn xây dựng được quy định tại Điều 70 và Điều 86 của Luật Xây dựng khi lập, thẩm tra dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
b) Cung cấp đầy đủ hồ sơ và giải trình, chỉnh sửa nội dung hồ sơ trình thẩm định theo yêu cầu của chủ đầu tư và cơ quan thẩm định.
Chương II
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 5. Trình tự thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình
Trình tự thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 và Điều 30 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trước khi trình thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
2. Trình thẩm định dự án:
a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có);
c) Đối với dự án sử dụng vốn khác: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có);
d) Đối với các dự án còn lại không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. Trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng công trình:
a) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định;
b) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định. Riêng đối với phần thiết kế công nghệ, thiết kế của công trình cấp IV, công trình xây dựng lưới điện trung áp, hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định;
c) Đối với công trình của dự án sử dụng vốn khác thuộc đối tượng do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế xây dựng và đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng;
d) Đối với công trình không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ các nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng công trình.
4. Cơ quan thẩm định tổ chức thực hiện thẩm định theo trình tự, nội dung quy định từ Điều 5 đến Điều 9 của Thông tư này.
Điều 6. Hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Người đề nghị thẩm định trình một (01) bộ hồ sơ (hồ sơ gốc) đến cơ quan thẩm định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này để tổ chức thẩm định. Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm định yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến.
2. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại Khoản 3, 4, 5 của Điều này, đúng quy cách, được trình bày bằng tiếng Việt hoặc song ngữ (ngôn ngữ chính là tiếng Việt) và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, đóng dấu xác nhận.
3. Hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
4. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
5. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.