Thông tư 48/2012/TT-BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ
Nội dung chi tiết:
Thông tư 48/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2012/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ",
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ - Số hiệu: QCVN 43 : 2012/BGTVT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2013; bãi bỏ Chương IV. Quy định về Trạm dừng nghỉ tại Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QCVN 43: 2012/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ
National technical regulation on Roadside Station
Lời nói đầu
QCVN 43 : 2012/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam soạn thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2012.
MỤC LỤC
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung
2.2. Quy định về các hạng mục công trình cơ bản
2.2.1. Công trình dịch vụ công
2.2.2. Công trình dịch vụ thương mại
2.2.3. Công trình bổ trợ
2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình
2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ
2.3.2. Quy định về bãi đỗ xe và đường ra vào bãi đỗ xe
2.3.3. Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách
2.3.4. Quy định về khu vệ sinh
2.3.5. Quy định về nơi cung cấp thông tin
2.3.6. Quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa
2.3.7. Quy định về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát
2.3.8. Quy định về trạm cấp nhiên liệu, xưởng BDSC và nơi rửa xe
2.3.9. Quy định về hệ thống cấp thoát nước
2.4. Quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Nội dung quản lý
3.1.1. Quy định về loại hình đơn vị quản lý khai thác trạm dừng nghỉ
3.1.2. Thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác
3.1.3. Thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác
3.1.4. Quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm dừng nghỉ
3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước
3.2.1. Trách nhiệmcủa Bộ Giao thông vận tải
3.2.2. Trách nhiệmcủa Tổng cục Đường bộ Việt Nam
3.2.3. Trách nhiệmcủa UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương
3.3.3. Trách nhiệmcủa Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương
3.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khai thác và người sử dụng trạm dừng nghỉ
3.3.1. Trách nhiệmcủa chủ đầu tư
3.3.2. Trách nhiệmcủa đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ
3.3.3. Trách nhiệmcủa người sử dụng trạm dừng nghỉ
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ
National technical regulation on Roadside Station
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này qui định điều kiện cơ sở vật chất; các yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong đầu tư, xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các trạm dừng nghỉ đường bộ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ đường bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng dịch vụ, kiểm tra, kiểm chuẩn công bố trạm dừng nghỉ đường bộ đủ điều kiện hoạt động và quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ đường bộ trong phạm vi nước Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
- QCXDVN 01: 2002 | “Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng’’ được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BXD ngày 17 tháng 01 năm 2002 của Bộ Xây dựng. |
- QCXDVN 05: 2008/BXD | “Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ” được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 06 tháng 06 năm 2008 của Bộ Xây dựng. |
- QCVN 07: 2010/BXD | “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị" được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Xây dựng. |
- QCVN 06:2010/BXD | "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Bộ Xây dựng. |
- QCVN 01: 2009/BYT | “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế. |
- QCVN 02: 2009/BYT | “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y Tế. |
- TCVN 5687:2010 | Thông gió, điều tiết không khí - Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2010 |
- TCVN 2622:1995 | Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Bộ Xây dựng công bố năm 1995 |
- TCXDVN 264:2002 | Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng do Bộ Xây dựng công bố năm 2002 |
- TCXDVN 276:2003 | “Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế" được ban hành kèm theo Quyết định số 08/2003/QĐ-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Bộ Xây dựng. |
- TCVN 4054:2005 | Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2005 |
- TCVN 4530: 2011 | Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2011 |
- TCVN 5729:1997 | Đường ô tô cao tốc. Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 1997 |
Thông tư số 39/2011/TT- BGTVT | Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
1.4. Giải thích từ ngữ
a) Trạm dừng nghỉ đường bộ (sau đây gọi là trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.
b) Đường ra vào trạm dừng nghỉ là đường đấu nối từ đường giao thông chính, đường nhánh hoặc đường gom vào trạm dừng nghỉ.
c) Bãi đỗ xe: Là nơi dành cho các phương tiện giao thông đường bộ đỗ khi người điều khiển phương tiện và hành khách sử dụng dịch vụ tại trạm dừng nghỉ.
d) Nơi cung cấp thông tin là vị trí đặt, để các tài liệu, sách, báo, bản đồ và các trang thiết bị nghe, nhìn khác.
đ) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa là nơi trưng bày, giới thiệu và bán đồ lưu niệm, các sản phẩm của địa phương nơi đặt trạm dừng nghỉ và các hàng hóa khác.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung
2.1.1. Trạm dừng nghỉ phải được xây dựng theo Quy hoạch trạm dừng nghỉ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.2. Điểm đấu nối của đường ra vào trạm dừng nghỉ với đường quốc lộ phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải. Điểm đấu nối của đường ra, vào trạm dừng nghỉ với các đường khác (trừ đường quốc lộ) phải được thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp trạm dừng nghỉ được sử dụng cho phương tiện lưu thông trên cả hai chiều của đường cao tốc thì phải có đường đi trên cao hoặc đi ngầm tại nơi giao cắt với đường cao tốc để sang đường. (Theo quy định tại Điều 11, 13 của TCVN 4054: 2005).
2.1.3. Trạm dừng nghỉ có các chức năng cơ bản sau:
a) Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi;
b) Quản lý giao thông đường bộ;
c) Cung cấp thông tin;
d) Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
đ) Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương.
2.1.4. Các công trình, thiết bị của trạm dừng nghỉ phải được xây dựng, lắp đặt đảm bảo chất lượng và sự bền vững tương ứng với cấp công trình theo quy định tại TCXDVN 276:2003 và các quy định liên quan khác.
2.1.5. Hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc của trạm dừng nghỉ phải đảm bảo đồng bộ, hoàn chỉnh, tuân thủ theo các quy định để có thể cung cấp an toàn, liên tục và ổn định các dịch vụ cho người và phương tiện tham gia giao thông theo quy định tại QCVN 07 : 2010/BXD và TCXDVN 276:2003.
2.1.6. Trạm dừng nghỉ phải có điện thoại cố định, được phủ sóng điện thoại di động và có hệ thống thiết bị truyền thanh.
2.2. Quy định về các hạng mục công trình cơ bản
Các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ được chia làm 3 nhóm gồm: Các công trình dịch vụ công; các công trình dịch vụ thương mại và các công trình bổ trợ, trong đó bắt buộc phải có các công trình từ a đến e được quy định tại điểm 2.2.1 của Quy chuẩn này (tham khảo sơ đồ bố trí mặt bằng tại Phụ lục 1).
2.2.1. Công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí)
a) Bãi đỗ xe;
b) Không gian nghỉ ngơi;
c) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe;
d) Khu vệ sinh;
đ) Nơi cung cấp thông tin;
e) Nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông;
g) Nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.
2.2.2. Công trình dịch vụ thương mại
a) Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát;
b) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa;
c) Trạm cấp nhiên liệu;
d) Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
đ) Nơi rửa xe;
e) Phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.
2.2.3. Công trình bổ trợ (khuyến khích)
a) Biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ;
b) Nơi sản xuất, chế biến đặc sản của địa phương;
c) Nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa).
2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình
2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ:
a) Trạm dừng nghỉ được chia làm 4 loại căn cứ vào diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình bắt buộc phải có đối với từng loại như trong bảng sau:
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Loại trạm dừng nghỉ | |||
Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | Loại 4 | |||
01 | Tổng diện tích mặt bằng trạm (tối thiểu) | m2 | 10.000 | 5.000 | 3.000 | 1.000 |
02 | Bãi đỗ xe (diện tích tối thiểu) | m2 | 5.000 | 2.500 | 1.500 | 500 |
03 | Đường xe ra, vào |
| Đường ra, vào riêng biệt | Đường ra, vào chung rộng tối thiểu 7,5m. | ||
04 | Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện |
| Có | Khuyến khích có | ||
05 | Trạm cấp nhiên liệu |
| Có | Khuyến khích có | ||
06 | Mặt sân khu vực bãi đỗ xe |
| Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày tối thiểu 07 cm | |||
07 | Khu vệ sinh | m2 | Có diện tích > 1% tổng diện tích xây dựng (có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật - TCXDVN 264:2002) | |||
08 | Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe | m2 | 36 | 24 | 18 | 18 |
09 | Không gian nghỉ ngơi (Khu vực có mái che và khu vực trồng cây xanh có ghế ngồi) | m2 | Tối thiểu bằng 10% Tổng diện tích mặt bằng trạm (TCXDVN 276:2003) | |||
10 | Nơi cung cấp thông tin |
| Có | |||
11 | Khu phục vụ ăn uống, giải khát |
| Có | |||
12 | Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa |
| Có | |||
13 | Phòng trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông |
| Theo quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT địa phương. |
b) Phạm vi áp dụng đối với từng loại trạm dừng nghỉ:
Quy mô, năng lực cung cấp dịch vụ của trạm dừng nghỉ được tính toán thiết kế căn cứ vào lưu lượng phương tiện, hành khách thông qua tuyến đường và điều kiện cụ thể của khu vực nơi xây dựng trạm dừng nghỉ, đồng thời phải đáp ứng được quy định sau:
- Trên các tuyến tỉnh lộ hoặc huyện lộ xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 4 trở lên.
- Trên các tuyến quốc lộ có từ 01 đến 02 làn xe mỗi chiều xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 3 trở lên.
- Trên các tuyến quốc lộ có từ 03 làn xe mỗi chiều trở lên xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 2 trở lên.
2.3.2. Quy định về bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe
a) Khu vực bãi đỗ xe: Thiết kế hướng đỗ xe hợp lý để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện;
b) Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25m2 (Theo QCVN 07:2010/BXD);
c) Đường lưu thông trong trạm dừng nghỉ phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường; có bán kính quay xe phù hợp (nhưng bán kính tối thiểu không nhỏ hơn 10m tính theo tim đường được quy định tại QCVN 07:2010/BXD để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực trạm dừng nghỉ;
d) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được thiết kế theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo lưu thông, hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra và với người đi bộ.
2.3.3. Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách
a) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe phải được trang bị ghế ngả, quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ.
b) Không gian nghỉ ngơi là khu vực kết cấu kiến trúc có mái che hoặc khu vực trong cây xanh, thảm cỏ có bố trí ghế ngồi (không kể khu vực các công trình dịch vụ thương mại), số lượng ghế ngồi được tính toán căn cứ theo lưu lượng khách vào trạm dừng nghỉ, đảm bảo khách vào trạm dừng nghỉ có nơi nghỉ ngơi khi không sử dụng các dịch vụ thương mại của trạm dừng nghỉ.
2.3.4. Quy định về khu vệ sinh
a) Khu vệ sinh phải được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các khu vực ăn uống và nghỉ ngơi của hành khách. Khu vệ sinh phải bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng; nơi vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo theo quy ước quốc tế;
b) Khu vệ sinh phải đảm bảo chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị phải luôn sạch sẽ. Số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh phải phù hợp với quy định của từng loại công trình theo TCXDVN 276:2003;
c) Khu vệ sinh phải được thông gió tự nhiên trực tiếp; nếu thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ giới theo quy định tại TCVN 5687:2010;
d) Nền, mặt tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không hút nước, không hút bẩn, chịu xâm thực, dễ làm vệ sinh;
đ) Tại các vị trí bố trí chậu để rửa tay nên bố trí bàn, gương, móc treo.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết