Thông tư 53/2016/TT-BTC - Sửa đổi thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 392,3 KB
Lượt tải: 221
Nhà phát hành: Bộ Tài chính


Chia sẻ về Thông tư 53/2016/TT-BTC: Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, sửa đổi về dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt; tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh trong kế toán doanh nghiệp;… do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Nội dung chi tiết:

Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, sửa đổi về dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt; tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh trong kế toán doanh nghiệp;... do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Nội dung sửa đổi của thông tư 53/2016/TT-BTC

1. Điểm G Khoản 1 Điều 15 Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh được sửa đổi như sau:

Thông tư số 53 quy định khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại CK), giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền.

Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã chọn để tính giá vốn của CKKD trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh, doanh nghiệp phải trình bày và thuyết minh theo chuẩn mực kế toán.

2. Khoản 4.1 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC về Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái được Thông tư 53/2016 Bộ Tài chính sửa đổi, theo đó:

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài Khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài Khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài Khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinh giao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Theo Thông tư số 53 năm 2016, đồng thời tại thời Điểm cuối kỳ kế toán:

- Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo:

+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...

- Thông tư 53/2016/TT-BTC quy định các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và việc hạch toán Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện theo Khoản 4.2 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

3. Thông tư số 53/2016/BTC sửa đổi Điều 120 Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt, theo đó:

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và tài liệu khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thông tư 53 có hiệu lực từ ngày 21/03/2016.

download.com.vn