Thông tư 88/2017/TT-BTC - Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nhân lực KH&CN
Nội dung chi tiết:
Ngày 22/08/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 88/2017/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định 2395/QĐ-TTg như sau:
- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và doanh nghiệp.
Căn cứ theo tiêu chí, điều kiện xét chọn, tuyển chọn các cá nhân tham gia Đề án 2395 và khả năng cân đối nguồn lực, Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định mức chi và tổng mức kinh phí hỗ trợ cụ thể cho từng cá nhân.
Nội dung Thông tư 88/2017/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2017/TT-BTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2017 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ;
Thực hiện Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được phê duyệt tại Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Đề án 2395).
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Đề án 2395.
Điều 2. Kinh phí thực hiện Đề án 2395
1. Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Nguồn kinh phí khác, gồm:
a) Kinh phí của các tổ chức, doanh nghiệp cử người tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng theo quy định của Đề án 2395.
b) Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Việc cân đối nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án 2395 căn cứ trên số lượng người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo đúng đối tượng, lĩnh vực ngành nghề ưu tiên trong khuôn khổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan có thẩm quyền giao và mức chi đào tạo quy định tại Thông tư này.
Điều kiện, tiêu chí và quy trình tuyển chọn các cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng của Đề án 2395 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Đề án đào tạo đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN).
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án 2395 theo nguyên tắc:
a) Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
b) Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và doanh nghiệp.
3. Nội dung và định mức chi từ ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện Đề án 2395 quy định tại Chương II của Thông tư này là các định mức tối đa. Căn cứ theo các tiêu chí, điều kiện xét chọn, tuyển chọn các cá nhân tham gia Đề án 2395 và khả năng cân đối nguồn lực, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định các nội dung, mức chi và tổng mức kinh phí hỗ trợ cụ thể cho từng cá nhân, đảm bảo phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này; trong đó ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, đã được cơ sở đào tạo hoặc viện nghiên cứu ở nước ngoài có thông báo hỗ trợ một phần chi phí nghiên cứu theo chương trình phù hợp với thông báo xét chọn, tuyển chọn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Quy trình lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án 2395 đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu hiện hành và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chương II
NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC CHI
Điều 4. Chi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn (trên 6 tháng) ở nước ngoài
1. Phí đào tạo, bồi dưỡng, phí triển khai nhiệm vụ nghiên cứu và các phí khác liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc (nếu có) phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên (chi bằng đồng đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại).
2. Chi phí làm hộ chiếu, visa: Thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi người học được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với chi phí làm visa.
3. Sinh hoạt phí:
a) Sinh hoạt phí được tính toán để đảm bảo nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt của người học ở nước ngoài bao gồm: tiền ăn, ở, chi phí đi lại hàng ngày, tiền tài liệu và đồ dùng học tập.
b) Mức sinh hoạt phí quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
c) Việc thanh toán sinh hoạt phí cho người học được cấp theo tháng hoặc quý đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu của người học.
4. Bảo hiểm y tế bắt buộc:
a) Mức bảo hiểm y tế bắt buộc: Thực hiện thanh toán theo mức quy định của nước sở tại (căn cứ theo mức thông báo trong giấy tiếp nhận học viên của cơ sở đào tạo) và được cấp bằng đồng đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại; tối đa không vượt quá 1.000 USD/người/năm.
b) Đối với những nước có quy định mức mua bảo hiểm y tế bắt buộc cao hơn định mức tối đa quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định cụ thể trên cơ sở lấy ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính.
c) Trường hợp người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có nguyện vọng mua bảo hiểm y tế ở mức cao hơn mức quy định tại Thông tư này thì phải tự bù phần chênh lệch.
5. Tiền vé máy bay đi và về (hạng phổ thông):
a) Người học được cấp một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng.
b) Thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.
6. Chi phí đi đường (để bù đắp các khoản lệ phí sân bay và thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở) được cấp một lần với mức khoán là 100 đôla Mỹ/người/cho toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.