Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ -
Nội dung chi tiết:
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải - Bộ Tài chính: Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
BỘ TÀI CHÍNH - ___________ Số: 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2011 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
___________________
Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII;
Căn cứ Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề;
Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, như sau:
Điều 1. Quy định chung
1. Thông tư này quy định về quản lý tài chính trong hoạt động đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; không áp dụng đối với việc tổ chức đào tạo, cấp giấy phép lái xe của ngành Công an và Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
3. Học phí là khoản đóng góp của người học, tạo nguồn kinh phí để trang trải toàn bộ chi phí cho các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
4. Các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và chương trình đào tạo theo Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (hiện nay là Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ); Quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (hiện nay là Thông tư số 06/2011/TT-BGTVT ngày 07/03/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ).
5. Các cơ sở đào tạo trực tiếp thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ tổ chức hạch toán riêng, quản lý theo từng loại đào tạo thực tế tại cơ sở; khoản thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ không ghi thu, ghi chi qua ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Xây dựng mức thu học phí
1. Mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được xây dựng theo từng hạng giấy phép lái xe quy định tại điều 59 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 trên cơ sở các học phần, gồm:
a) Lý thuyết.
b) Thực hành lái xe.
2. Mức thu học phí ôn tập để thi cấp lại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được xây dựng trên cơ sở các học phần, gồm:
a) Lý thuyết.
b) Thực hành lái xe.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết