Thông tư hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong ngành Y tế -

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 340 KB
Lượt tải: 526
Nhà phát hành: Bộ Y tế


Cùng tìm hiểu thêm về Thông tư hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong ngành Y tế: Thông tư số 20/2011/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong ngành Y tế.

Nội dung chi tiết:

Thông tư hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong ngành Y tế

Thông tư số 20/2011/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong ngành Y tế. 

BỘ Y TẾ

________________

Số: 20/2011/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

                          Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong ngành Y tế
__________________________

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;


Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế như sau:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về đối tượng thi đua và khen thưởng; tổ chức thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, tuyến trình khen thưởng, hồ sơ, quy trình xét khen thưởng và lễ trao tặng; hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng; quản lý, lưu trữ hồ sơ và báo cáo công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế.

Điều 2. Đối tượng thi đua và khen thưởng

1. Đối tượng thi đua:

a) Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác và làm việc tại các đơn vị trong ngành Y tế, bao gồm cả công chức, viên chức trong thời gian tập sự, nhân viên hợp đồng từ một năm trở lên nếu đủ tiêu chuẩn thì được xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định.

b) Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

c) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Tập thể nhỏ thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

đ) Cá nhân và tập thể làm công tác y tế ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành, địa phương trong toàn quốc.

2. Đối tượng khen thưởng:

a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Cá nhân, tập thể ngoài ngành Y tế; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp y tế.

Điều 3. Mục tiêu thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng nhằm động viên, khích lệ và tôn vinh các cá nhân, tập thể hăng hái thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Y tế, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Điều 4. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Nguyên tắc thi đua:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai.

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

c) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

2. Nguyên tắc khen thưởng:

a) Bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ và kịp thời.

b) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.

c) Khen thưởng phải bảo đảm thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn.

d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể nhỏ và những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ; khuyến khích khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn trong ngành; thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó và không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau.

đ) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.

e) Kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

g) Không xét khen thưởng đối với cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật từ khiển trách trở lên; cá nhân trực tiếp phụ trách đơn vị mà để đơn vị xảy ra sai phạm từ hình thức cảnh cáo trở lên; tập thể có cá nhân vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong kỳ phát động thi đua; các trường hợp hồ sơ không đáp ứng các quy định về thủ tục và thời gian.

Điều 5. Quyền lợi của cá nhân, tập thể được khen thưởng

1. Cá nhân được nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, bằng khen, tiền thưởng, hiện vật và được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây gọi là Nghị định số 42/2010/NĐ-CP); có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng các hiện vật khen thưởng.

2. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng được nhận bằng khen, giấy chứng nhận và tiền thưởng, hiện vật theo quy định; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng các hiện vật khen thưởng.

Điều 6. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng

1. Cá nhân và tập thể được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn.

2. Tiếp tục duy trì, phát huy thành tích đã đạt được xứng đáng với các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được trao tặng.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn