Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT - Hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 206 KB
Lượt tải: 288


Giới thiệu về Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính: Hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm.

Nội dung chi tiết:

Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT - Hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm

Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính: Hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm. 

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------------------- 

Số: 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất,
tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm
-----------------------------

Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/UBTVQH10 ngày 26/4/2002;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2008/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 430/TTg-KTN ngày 12/3/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân;

Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm như sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa của các vụ sản xuất trong năm trong điều kiện sản xuất bình thường không có hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh nặng, làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tính giá thành sản xuất lúa và công bố giá mua lúa hàng hóa trên địa bàn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất, kinh doanh lúa, gạo tại Việt Nam.

Điều 3. Phương pháp điều tra, khảo sát và tổng hợp kết quả xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế

1. Căn cứ

a) Trình độ và điều kiện sản xuất, cụ thể là: quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư; số lượng, chất lượng lao động; những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

b) Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn áp dụng tại địa bàn khảo sát gồm: định mức đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu, định mức tưới tiêu, định mức đầu tư công lao động. Trường hợp không có định mức kinh tế kỹ thuật, thì căn cứ vào các chi phí thực tế hợp lý phát sinh để tính toán;

c) Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ người lao động;

d) Các số liệu thống kê tối đa trong 03 năm liền kề;

đ) Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa.

2. Phương pháp điều tra, khảo sát

a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát, cụ thể:

Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong tỉnh: gồm ít nhất 3 huyện/tỉnh.

Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong huyện: gồm ít nhất 3 xã/huyện.

Việc chọn các vùng khảo sát trên phải bảo đảm tiêu chí chung do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba vùng thực tế có sản xuất lúa, gồm: vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, vùng có điều kiện sản xuất trung bình, vùng có điều kiện sản xuất khó khăn.

Chọn đối tượng khảo sát là hộ thực tế có sản xuất lúa thuộc vùng khảo sát thuộc địa bàn xã được lựa chọn nói trên để khảo sát thu thập số liệu. Mỗi địa bàn xã cần chọn ít nhất 15 hộ sản xuất lúa theo tiêu chí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba nhóm hộ sản xuất lúa (mỗi nhóm chiếm khoảng 33% của tổng số hộ sản xuất được lựa chọn): gồm nhóm hộ sản xuất có năng suất lúa cao, nhóm hộ sản xuất có năng suất lúa trung bình và nhóm hộ có năng suất lúa dưới trung bình, có kết hợp với các tiêu chí về chất lượng lúa.

b) Áp dụng phương pháp tổng hợp số liệu ghi chép ban đầu, phương pháp phỏng vấn hồi tưởng của hộ sản xuất kết hợp với xác minh thực tế điều kiện sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường và đối chiếu với các định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng trong vùng (hoặc địa bàn) khảo sát (nếu có).

c) Áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa. Trường hợp: chi phí vật chất, công lao động tính theo giá thị trường tại thời điểm điều tra, khảo sát; trường hợp không xác định được giá thị trường thì lấy giá trung bình giữa số liệu thống kê tối đa 3 năm liền kề trước và giá bình quân của các hộ được điều tra, phỏng vấn cung cấp.

3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Cơ quan điều tra căn cứ vào phương pháp sau đây để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế và giám sát việc tổ chức thực hiện việc tính toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa.

Nguyên tắc chung: chi phí sản xuất và giá thành sản xuất lúa được tính toán từ kết quả điều tra thực tế sản xuất của từng hộ sản xuất lúa, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu theo phương pháp tính bình quân gia quyền.

a) Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát trong một xã

- Tổng hợp chi phí sản xuất: cộng dồn từng yếu tố chi phí đã chi ra cho sản xuất lúa của tất cả các hộ sản xuất được điều tra thành mức tổng chi phí sản xuất sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm mức chi phí sản xuất bình quân của từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí chung tính cho mỗi hecta lúa.

- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: cộng dồn sản lượng lúa của tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm ra mức năng suất bình quân chung cho hecta. Sau đó lấy chi phí sản xuất bình quân của một hecta chia (:) cho năng suất bình quân một hecta để tìm ra giá thành bình quân cho một kilôgam lúa.

b) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một huyện

- Tổng hợp chi phí sản xuất: lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng xã cộng lại chia cho số xã khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng xã cộng lại chia bình quân.

c) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một tỉnh

- Tổng hợp chi phí sản xuất: lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng huyện cộng lại chia số huyện khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng huyện cộng lại chia bình quân.

Điều 4. Sử dụng các định mức kinh tế kỹ thuật

Định mức kinh tế kỹ thuật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn là căn cứ để tính giá thành sản xuất lúa cho các vụ sau. Trong quá trình sản xuất nếu thấy cần thiết Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh định mức cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của địa phương.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn