Thông tư liên tịch số 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN - Quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 96 KB
Lượt tải: 23


Hôm nay mình chia sẻ về Thông tư liên tịch số 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN: Thông tư liên tịch số 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính: Quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm.

Nội dung chi tiết:

Thông tư liên tịch số 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN - Quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm

Thông tư liên tịch số 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính: Quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm. 

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KHOA HỌC
 VÀ CÔNG NGHỆ

----------------------

Số: 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

                    Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định chế độ tài chính áp dụng đối với
Phòng thí nghiệm trọng điểm
---------------------------------------

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng các Phòng thí nghiệm trọng điểm”;

Liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Điều 1. Quy định chung

1. Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Phòng thí nghiệm trọng điểm) là tổ chức khoa học và công nghệ, được Nhà nước đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để đi đầu trong triển khai các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ, quy tụ và bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao trong môi trường trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ.

2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý Phòng thí nghiệm trọng điểm (dưới đây được gọi tắt là cơ quan chủ quản) trên cơ sở đề xuất của Cơ quan chủ trì đã được thống nhất với Phòng thí nghiệm trọng điểm quyết định: Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc với cơ quan chủ trì.

Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán độc lập được áp dụng cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ); Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán phụ thuộc áp dụng theo cơ chế tài chính của cơ quan chủ trì; và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

4. Phòng thí nghiệm trọng điểm được đăng ký thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.

Điều 2. Quy định cụ thể

1. Nguồn tài chính hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm

a) Nguồn ngân sách Nhà nước cấp.

- Kinh phí chi thường xuyên duy trì hoạt động vận hành Phòng thí nghiệm trọng điểm (bao gồm cả kinh phí hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm; chi hoạt động hợp tác quốc tế; bổ sung kinh phí sửa chữa thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng tài sản ngoài nguồn thu sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này). Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách Nhà nước được áp dụng theo quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc khoản 3, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP (được bổ sung, sửa đổi tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định (nếu có).

Các nội dung chi trên đây không áp dụng đối với các Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế.

- Chi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố thông qua hình thức tuyển chọn, đặt hàng, hoặc giao trực tiếp.

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Nguồn thu sự nghiệp (nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân bên ngoài; thu từ các hợp đồng sử dụng tài sản của phòng thí nghiệm trọng điểm cho hoạt động nghiên cứu khoa học; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu sự nghiệp khác...).

c) Các nguồn thu hợp pháp khác.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn