Thông tư liên tịch số 212/2013/TTLT-BTC-BQP - Hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 94 KB
Lượt tải: 310


[Chia sẻ] Thông tư liên tịch số 212/2013/TTLT-BTC-BQP hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành.

Nội dung chi tiết:

Thông tư liên tịch số 212/2013/TTLT-BTC-BQP hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
BỘ QUỐC PHÒNG
---------------
Số: 212/2013/TTLT-BTC-BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013

 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THU NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỸ QUAN, QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN VIÊN HƯỞNG LƯƠNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng như sau:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc thu và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng hưởng lương là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cá nhân hưởng lương hàm cơ yếu, chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (dưới đây gọi chung là người nộp thuế) có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền nhận được từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (dưới đây gọi chung là tổ chức trả thu nhập).

2. Cá nhân làm công tác cơ yếu công tác tại các Bộ, ngành, cơ quan của Đảng và các địa phương thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (dưới đây gọi chung là Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính). Riêng các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều 2, Thông tư này.

3. Thông tư này không áp dụng đối với cá nhân hướng dẫn tại khoản 1, Điều này có các khoản thu nhập chịu thuế khác (ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này). Việc khai, nộp thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Điều 2. Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền lương, tiền công

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền theo quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch; phong, thăng quân hàm hoặc ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người nộp thuế nhận được trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

a) Các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng:

a.1) Phụ cấp đặc biệt;

a.2) Phụ cấp thâm niên nghề;

a.3) Phụ cấp phục vụ Quốc phòng - An ninh đối với công nhân viên chức quốc phòng;

a.4) Trợ cấp đối với cán bộ chiến sỹ khi nghỉ hưu, chuyển ngành, hy sinh, từ trần theo quy định của pháp luật;

a.5) Trợ cấp thôi việc, xuất ngũ, phục viên; trợ cấp tạo việc làm sau xuất ngũ phục viên;

a.6) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo;

a.7) Phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong quân đội gồm:

- Phụ cấp đối với lực lượng Phòng không - Không quân;

- Phụ cấp đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng;

- Phụ cấp đối với lực lượng trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt - Lào;

- Phụ cấp đối với cán bộ chiến sỹ bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghi lễ;

- Phụ cấp đối với lực lượng Pháo binh;

- Phụ cấp đối với lực lượng Tăng thiết giáp;

- Phụ cấp đối với lực lượng Đặc công;

- Phụ cấp đối với lực lượng Công binh;

- Phụ cấp đối với lực lượng Hóa học;

- Phụ cấp đối với lực lượng Thông tin;

- Phụ cấp đối với lực lượng Hậu cần quân sự;

- Phụ cấp đối với lực lượng Vũ khí, đạn dược quân sự;

- Phụ cấp đối với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển;

- Phụ cấp đối với bộ đội tàu ngầm P thuộc quân chủng Hải quân;

- Phụ cấp ngày đi biển của Quân chủng Hải quân;

- Phụ cấp đối với lực lượng biên chế trên tàu Hải quân;

- Phụ cấp thi hành án hình sự, quản lý thi hành án hình sự và công tác tại trại giam, nhà tạm giữ trong quân đội;

- Phụ cấp đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội;

- Phụ cấp đối với lực lượng chống khủng bố chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng;

- Phụ cấp đối với quân nhân, công nhân viên Quốc phòng làm nhiệm vụ báo vụ trong quân đội;

- Phụ cấp đối với lực lượng làm nhiệm vụ C;

- Trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng thôi phục vụ tại ngũ;

- Phụ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng làm nhiệm vụ tại căn cứ quân sự Cam Ranh;

- Phụ cấp đối với lực lượng tàu ngầm cấp chiến dịch;

- Phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng Không quân Hải quân;

- Trợ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng trực tiếp rà phá bom mìn, vật liệu nổ;

a.8) Các khoản phụ cấp quân sự khác theo quy định của pháp luật.

b) Phụ cấp đặc thù ngành cơ yếu gồm:

Phụ cấp thâm niên nghề cơ yếu; phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật, mật mã; phụ cấp trách nhiệm công việc cơ yếu khác; các khoản phụ cấp đặc thù an ninh, quân sự khác trong ngành cơ yếu (nếu có).

c) Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân:

c.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

c.2) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

c.3) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

c.4) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;

c.5) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;

c.6) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;

c.7) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

3. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể:

- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến;

- Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng;

- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng;

b) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng;

- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước;

- Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu;

- Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

c) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận.

d) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

đ) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

e) Tiền thưởng do có thành tích trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia; tiền thưởng do có thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong phong trào thi đua vì an ninh tổ quốc, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

4. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức thực hiện theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Các bạn có thể kích vào nút Tải về để tải thêm mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu số 01/ĐK-TNCN).

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn