Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT - Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
Nội dung chi tiết:
Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT - Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------------------- Số: 06/2010/TT-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010 |
THÔNG TƯ
Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
__________________
Căn cứ Nghị định 01/2008/CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch đối với thuỷ sản, sản phẩm thủy sản khi lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận chuyển thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Thủy sản: Là các loài động vật có giai đoạn hoặc cả vòng đời sống trong nước bao gồm các loài cá, giáp xác, thân mềm, da gai, hải miên, xoang tràng, lưỡng cư, giun, bò sát và động vật có vú sống dưới nước kể cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.
2. Thủy sản giống: Là các loại thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm hoặc nuôi làm cảnh bao gồm cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.
3. Thủy sản thương phẩm: Là các loài thủy sản sử dụng để làm thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản hoặc sử dụng với mục đích khác.
4. Sản phẩm thuỷ sản: Bao gồm thủy sản đã chết ở dạng nguyên con, các loại sản phẩm khác có nguồn gốc từ thủy sản.
5. Nguyên liệu chế biến thực phẩm: Là các loại thủy sản, sản phẩm thuỷ sản được sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ.
6. Cách ly kiểm dịch: Là việc nuôi giữ thủy sản cách ly hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuỷ sản khác trong một thời gian nhất định để kiểm dịch.
7. Nơi nuôi cách ly kiểm dịch: Bao gồm khu cách ly kiểm dịch; bể nuôi giữ tạm thời của các cơ sở kinh doanh; bể, ao ương con giống của cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản được sử dụng để nuôi cách ly kiểm dịch.
8. Chủ hàng: Là chủ sở hữu thuỷ sản, sản phẩm thủy sản hoặc người quản lý, người đại diện, người áp tải, người vận chuyển, chăm sóc thuỷ sản, bảo quản sản phẩm thủy sản đại diện cho chủ sở hữu.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
1. Thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản khi vận chuyển, lưu thông trong nước phải được kiểm dịch 1 lần tại nơi xuất phát trong các trường hợp sau:
a) Thuỷ sản giống;
b) Thuỷ sản thương phẩm, sản phẩm thuỷ sản đưa ra khỏi vùng có công bố dịch đối với loài đó của cơ quan có thẩm quyền;
c) Sản phẩm thuỷ sản dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản.
2. Thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu phải được kiểm dịch trong các trường hợp sau:
a) Điều ước Quốc tế, thoả thuận song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quy định phải kiểm dịch;
b) Theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
3. Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Việc đăng ký kiểm dịch phải được thực hiện trước khi chủ hàng ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu.
4. Thủy sản giống nhập khẩu phải được nuôi cách ly kiểm dịch tại địa điểm đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền chấp thuận và giám sát trong thời gian cách ly kiểm dịch.
5. Thời gian cách ly để kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản tùy theo từng bệnh, từng loài thủy sản nhưng không quá 10 ngày. Nếu quá thời hạn nêu trên, cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do.
6. Các trường hợp lấy mẫu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản để xét nghiệm bệnh, kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp thủy sản, sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam thì không phải cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các bệnh (trừ trường hợp phát hiện thủy sản có biểu hiện của bệnh), các chỉ tiêu vệ sinh thú y đã được công nhận lẫn nhau.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết