Thông tư số 09/2011/TT-BNNPTNT - Quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 1 MB
Lượt tải: 24


Chia sẻ cùng các bạn về Thông tư số 09/2011/TT-BNNPTNT: Thông tư số 09/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.

Nội dung chi tiết:

Thông tư số 09/2011/TT-BNNPTNT - Quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu

Thông tư số 09/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------------

Số: 09/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2011

 THÔNG TƯ
Quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác
xuất khẩu vào thị trường Châu Âu
________________

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;

Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thực hiện quy định của Hội đồng liên minh Châu Âu về phòng ngừa, ngăn chặn, xóa bỏ các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục, nội dung xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận thủy sản khai thác và xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ thuỷ sản khai thác nhập khẩu để xuất khẩu vào thị trường Châu Âu (EU).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản khai thác và nhập khẩu thủy sản khai thác để chế

biến xuất khẩu vào thị trường Châu Âu (EU).

2. Không áp dụng đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản trong danh mục quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác: Là việc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với nguyên liệu thủy sản khai thác không vi phạm các quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

2. Chứng nhận thủy sản khai thác: Là việc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với lô hàng xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác không vi phạm các quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

3. Xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu: Là việc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với lô hàng được chế biến từ thủy sản khai thác nhập khẩu không vi phạm các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

4. Vùng khai thác: Là vùng biển mà tàu cá tiến hành khai thác thủy sản trong thời gian của một chuyến biển.

5. Thời gian khai thác: Là khoảng thời gian tính từ ngày tàu bắt đầu thả lưới để khai thác đến ngày tàu kết thúc thu lưới.

6. Lô hàng chứng nhận: Là lô hàng được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận để xuất khẩu vào EU.

7. Chuyển hàng tại cảng: Là hoạt động chuyển hàng từ tàu này sang tàu khác trong phạm vi của cảng.

8. Chủ hàng: Là chủ lô hàng thủy sản xuất khẩu sang châu Âu.

9. Các loại khối lượng được hiểu như sau:

- Khối lượng sống ước tính: Là toàn bộ khối lượng của nguyên liệu để chế biến thành lô hàng xuất khẩu, sử dụng khi thủy sản được xuất khẩu sống, khi một phần của sản phẩm khai thác cập cảng được xuất khẩu, khi tất cả các sản phẩm khai thác được chế biến trước khi xuất khẩu.

- Khối lượng ước tính chuyển lên đất liền: Sử dụng khi sản phẩm khai thác cập cảng tại nước mà tàu đó treo cờ hoặc cảng nước khác và xuất khẩu toàn bộ sản phẩm.

- Khối lượng chứng nhận trên đất liền: Là toàn bộ khối lượng thành phẩm của lô hàng để xuất khẩu.

Điều 4. Các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

Hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định khi tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản vi phạm một trong các hành vi sau:

1. Khai thác thủy sản mà không có Giấy phép khai thác hợp lệ, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

2. Không ghi nhật ký và báo cáo khai thác thủy sản theo quy định.

3. Khai thác trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác, các loài thủy sản cấm khai thác hoặc khai thác các loài có kích thước nhỏ hơn quy định cho phép khai thác.

4. Sử dụng loại nghề, ngư cụ khai thác bị cấm hoặc không đúng quy định.

5. Che dấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm các quy định liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

6. Cản trở công việc của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sự tuân thủ đối với các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

7. Đưa lên tàu, chuyển tải hoặc vận chuyển thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định vượt quá tỉ lệ cho phép trong khai thác.

8. Chuyển tải hay cùng tham gia hoạt động khai thác, hỗ trợ hoặc tiếp ứng cho các tàu khai thác thủy sản đã được xác định có thực hiện hành vi khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

9. Thực hiện hoạt động khai thác trong khu vực quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà không theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá đó nếu Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác

1. Các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương thực hiện việc chứng nhận nhận thủy sản khai thác, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và kiểm tra hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên tàu cá.

2. Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm tra, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn