Thông tư số 18/2010/TT-BTP - Quy định về Báo cáo viên pháp luật
Nội dung chi tiết:
Thông tư số 18/2010/TT-BTP - Quy định về Báo cáo viên pháp luật
Thông tư số 18/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp: Quy định về Báo cáo viên pháp luật.
BỘ TƯ PHÁP ----------- Số: 18/2010/TT-BTP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010 |
THÔNG TƯ
Quy định về Báo cáo viên pháp luật
---------------------
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân;
Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật như sau:
Điều 1. Báo cáo viên pháp luật
Báo cáo viên pháp luật là những người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Thông tư này ra quyết định công nhận để thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật gồm:
1. Báo cáo viên pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương).
2. Báo cáo viên pháp luật của các cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh).
3. Báo cáo viên pháp luật của các cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp huyện).
Điều 2. Tiêu chuẩn của Báo cáo viên pháp luật
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật.
3. Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu.
4. Có trình độ Cử nhân luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và cấp tỉnh; có trình độ Trung cấp luật trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
Trường hợp cá nhân không có bằng Đại học Luật, nhưng có bằng Đại học khác thì cần có thời gian công tác từ 05 năm trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và từ 03 năm trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và am hiểu pháp luật về lĩnh vực cần phổ biến.
Điều 3. Yêu cầu hoạt động phổ biến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật
Hoạt động phổ biến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Tuân thủ pháp luật;
2. Nội dung phổ biến pháp luật phải chính xác;
3. Dễ hiểu và có sức thuyết phục.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của Báo cáo viên pháp luật
Báo cáo viên pháp luật trực tiếp phổ biến pháp luật tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác và tham gia phổ biến pháp luật cho các đối tượng khác khi có yêu cầu.
Điều 5. Thẻ Báo cáo viên pháp luật
1. Thẻ Báo cáo viên pháp luật xác định tư cách pháp lý của Báo cáo viên khi thực thi nhiệm vụ phổ biến pháp luật.
2. Mẫu Thẻ Báo cáo viên pháp luật do Bộ Tư pháp thống nhất phát hành.
Điều 6. Thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận và cấp Thẻ cho Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định công nhận và cấp Thẻ cho Báo cáo viên pháp luật cùng cấp.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết