Thông tư số 212/2010/TT-BTC - Quy định về sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Nội dung chi tiết:
Thông tư số 212/2010/TT-BTC - Quy định về sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Thông tư số 212/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
BỘ TÀI CHÍNH ---------------------- Số 212/2010/TT-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ
Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí
cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
___________________
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5595/VPCP-KTTH ngày 10/8/2010;
Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài khi được cơ quan công an cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số theo quy định tại Thông tư này. Thông tư này không áp dụng đối với xe chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ (do cơ quan giao thông cấp giấy đăng ký) và xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.
Điều 2. Miễn lệ phí
Các trường hợp sau đây được miễn nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông:
1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc.
2. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài, thành viên các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không thường trú tại Việt nam được Bộ Ngoại giao Việt nam hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao uỷ quyền cấp chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ.
Trường hợp này khi đăng ký phương tiện giao thông, người đăng ký phải xuất trình với cơ quan đăng ký chứng minh thư ngoại giao (màu đỏ) hoặc chứng minh thư công vụ (màu vàng) theo quy định của Bộ Ngoại giao.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài khác (cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống liên hợp quốc, cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, các đoàn của tổ chức quốc tế, thành viên của cơ quan và tổ chức khác) không thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhưng được miễn nộp hoặc không phải nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trường hợp này tổ chức, cá nhân phải cung cấp cho cơ quan đăng ký:
- Đơn đề nghị miễn nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số, có ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu là tổ chức).
- Bản sao hiệp định hoặc thoả thuận giữa Chính phủ Việt nam với Chính phủ nước ngoài bằng tiếng Việt Nam (có xác nhận của Công chứng nhà nước hoặc ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu xác nhận của chủ chương trình, dự án).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này một số từ ngữ được hiểu như sau:
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe được cấp biển tương tự như ô tô (gọi chung ô tô); xe máy. Trong đó:
- Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) là xe ô tô con chở người, không bao gồm xe lam.
- Xe máy, gồm: xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
b) Các thành phố, thị xã quy định tại Thông tư này được xác định theo địa giới hành chính nhà nước, cụ thể như sau:
- Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc trung ương khác bao gồm tất cả các quận, huyện trực thuộc thành phố không phân biệt nội thành hay ngoại thành, đô thị hay nông thôn.
- Thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã bao gồm tất cả các phường, xã thuộc thành phố, thị xã không phân biệt là phường nội thành, nội thị hay xã ngoại thành, ngoại thị.
c) Cấp mới giấy đăng ký và biển số chỉ áp dụng đối với các phương tiện giao thông đăng ký lần đầu tại Việt Nam (kể cả các phương tiện giao thông đã qua sử dụng hay đã đăng ký tại nước ngoài) theo quy định của Bộ Công an.
d) Cấp lại giấy đăng ký hoặc biển số áp dụng đối với trường hợp mất giấy đăng ký hoặc biển số; đổi lại giấy đăng ký hoặc biển số áp dụng đối với các trường hợp cải tạo, thay đổi màu sơn phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc rách, hư hỏng giấy đăng ký xe, hư hỏng, mờ biển số xe.
e) Khu vực:
- Khu vực I: Gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Khu vực II: Gồm các thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã.
- Khu vực III: Gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết