Thông tư số 35/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội -
Nội dung chi tiết:
Thông tư số 35/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Thông tư số 35/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BÌNH Số: 35/2011/TT-BLĐTBXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
______________________
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về đối tượng thi đua và khen thưởng; tổ chức thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, tuyến trình khen thưởng, hồ sơ, quy trình xét khen thưởng và lễ trao tặng; hội đồng thi đua khen thưởng các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng, quản lý, lưu trữ và báo cáo công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Đối tượng thi đua và khen thưởng
1. Đối tượng thi đua:
a) Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác và làm việc tại các đơn vị trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (bao gồm cả công chức, viên chức trong thời gian tập sự, nhân viên có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nhân viên có hợp đồng lao động từ một năm trở lên);
b) Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh Xã hội;
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, Phòng Lao động - Thương binh Xã hội các quận, huyện;
d) Tập thể nhỏ thuộc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở;
đ) Tập thể, cá nhân ngoài ngành Lao động - Thương binh Xã hội làm công tác Lao động - Thương binh Xã hội.
2. Đối tượng khen thưởng
Các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 và tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đều được xem xét khen thưởng nếu có thành tích đóng góp cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Mục đích công tác thi đua, khen thưởng
Thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều 4. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng phải bảo đảm nguyên tắc chung là có mục tiêu, mục đích cụ thể, hình thức phù hợp, tránh mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong công tác thi đua, khen thưởng. Cụ thể là:
1. Nguyên tắc thi đua
a) Tự nguyện, tự giác, công khai;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Nguyên tắc khen thưởng
a) Bảo đảm chính xác, kịp thời, công bằng, dân chủ, công khai trên cơ sở đánh giá đúng kết quả công tác của tập thể và cá nhân;
b) Thành tích đạt mức nào thì khen thưởng mức đó, không nhất thiết phải theo trình tự khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn thì được xem xét, đề nghị mức khen thưởng cao hơn;
c) Chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ, kết hợp chặt chẽ việc động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;
d) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng nhưng không khen thưởng 2 lần trong một năm với cùng một nội dung và mức độ thành tích;
đ) Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thành tích theo lĩnh vực công tác được xem xét như một yếu tố gia tăng khi xét khen thưởng thành tích toàn diện hàng năm cũng như thành tích từng giai đoạn.
Điều 5. Quyền lợi của cá nhân, tập thể được khen thưởng
1. Cá nhân nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, bằng khen, giấy khen và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định tại Điều 71, 72, 73, 74, 75, 76 và Điều 77 và Mục 2 Chương V của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định; được ưu tiên cử đi nghiên cứu học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ngoài nước; các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng là một trong những tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá khi làm quy hoạch, hoặc xem xét bổ nhiệm cán bộ.
2. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng kèm bằng khen, giấy chứng nhận và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng biểu tượng của các hình thức khen thưởng trên các văn bản tài liệu chính thức của đơn vị.
Điều 6. Nghĩa vụ của các cá nhân, tập thể được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua
1. Cá nhân và tập thể được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản và sử dụng các hiện vật khen thưởng, thi đua theo đúng mục đích và quy định.
2. Tiếp tục duy trì, phát huy thành tích đã đạt được xứng đáng với các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được trao tặng.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết