Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT - Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Nội dung chi tiết:
Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT - Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------------------- Số: 40/2011/TT-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý,
khai thác công trình thủy lợi
_____________
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
Để quản lý, vận hành tốt công trình thuỷ lợi bảo đảm an toàn và phát huy cao nhất hiệu quả của công trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định năng lực (đối với nguồn nhân lực) của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân quản lý công trình thủy lợi được đầu tư từ các nguồn vốn khác khuyến khích áp dụng Thông tư này.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 2. Tổ chức và năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Năng lực của tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi thể hiện ở số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật quản lý, khai thác công trình thủy lợi với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
3. Năng lực của cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi được thể hiện dưới hình thức bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ đào tạo, cấp bậc công nhân do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp hoặc công nhận.
Điều 3. Yêu cầu đối với tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi là doanh nghiệp
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (đối với các đơn vị không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc có đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có chức năng hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
2. Có tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên môn phù hợp; hiểu biết về công trình và thiết bị lắp đặt tại công trình thủy lợi do tổ chức quản lý, vận hành.
3. Từng cá nhân trong bộ máy tổ chức phải nắm rõ chức trách, nhiệm vụ và phạm vi giải quyết công việc của mình. Cán bộ tham gia công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi phải nắm vững và thực hiện đúng các quy định về quản lý, quy trình thao tác vận hành công trình thủy lợi, các quy định về duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra, quan trắc, bảo vệ công trình do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
4. Cán bộ, công nhân được giao trực tiếp quản lý, vận hành công trình thủy lợi có trách nhiệm theo dõi và ghi chép đầy đủ, trung thực các kết quả quan trắc và nhật ký vận hành công trình.
5. Được trang bị các phương tiện tối thiểu để giúp việc quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi được thuận lợi. Công nhân quản lý công trình thủy lợi phải thường xuyên kiểm tra, nhằm sớm phát hiện các hư hỏng, các hành vi xâm hại công trình và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Có bộ máy, trang thiết bị đảm bảo đủ khả năng để xử lý một số tình huống, sự cố hư hỏng đột xuất của công trình, đảm bảo các công trình vận hành an toàn, hiệu quả.
Điều 4. Yêu cầu đối với tổ chức hợp tác dùng nước
1. Tổ chức hợp tác dùng nước tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi phải có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định khác có liên quan.
2. Đồng thời phải có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn phù hợp với công trình thủy lợi được giao quản lý.
Điều 5. Yêu cầu đối với cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện.
2. Cá nhân tham gia quản lý, vận hành công trình thủy lợi phải có văn bằng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết