Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải -

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 108 KB
Lượt tải: 52


Lâu lâu chia sẻ cùng các bạnThông tư số 47/2011/TT-BGTVT quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải: Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải.

Nội dung chi tiết:

Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải

Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải. 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

---------------
Số: 47/2011/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải
______________________

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;

Căn cứ Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải theo quy định của sửa đổi, bổ sung năm 2002 Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (gọi tắt là Công ước SOLAS 74) và Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (gọi tắt là Bộ luật ISPS).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho:

1. Các loại tàu biển sau đây hoạt động trên tuyến quốc tế:

a) Tàu khách;

b) Tàu hàng có tổng dung tích từ 500 GT trở lên;

c) Giàn khoan di động ngoài khơi.

2. Các cảng biển tiếp nhận tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài khai thác tàu biển trên các tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là công ty tàu biển).

4. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài quản lý, khai thác cảng biển quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng biển).

5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý thông tin an ninh hàng hải.

Chương II
TIẾP NHẬN, TRUYỀN PHÁT VÀ XỬ LÝ
THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI

Điều 3. Tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải và Cảng vụ hàng hải

1. Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải

Ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Cảnh sát biển về cấp độ an ninh, Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải phải chuyển tiếp các thông tin đó đến:

a) Cảng vụ hàng hải;

b) Doanh nghiệp cảng biển, cán bộ an ninh cảng biển;

c) Công ty tàu biển, cán bộ an ninh công ty tàu biển;

d) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan, đồng thời thông báo cho Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao. Trong trường hợp không thể liên lạc được với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà tàu mang cờ quốc tịch, Trung tâm đề nghị Cục Lãnh sự thông qua con đường ngoại giao để thông báo cho các cơ quan có liên quan của nước ngoài.

2. Cảng vụ hàng hải

Ngay sau khi nhận được thông tin của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho:

a) Các tàu biển dự kiến sẽ đến hoặc đang hoạt động tại cảng biển thuộc khu vực trách nhiệm của mình;

b) Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng biển.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn