Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi -
Nội dung chi tiết:
Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi
Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------------------- Số: 52/2011/TT-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi
____________________
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi, cụ thể như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi (bao gồm tôm giống và tôm nuôi thương phẩm) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm trên lãnh thổ Việt Nam và cơ quan quản lý có liên quan trên phạm vi cả nước.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Ổ dịch là một ao/ đầm trong một trang trại hoặc một cụm nông hộ nuôi tôm xảy ra hiện tượng tôm chết nhiều mà nguyên nhân được xác định là do các vi sinh vật gây nên.
2. Truyền ngang là phương thức truyền một tác nhân gây bệnh từ sinh vật này sang sinh vật khác qua môi trường nước.
3. Truyền dọc là phương thức truyền một tác nhân gây bệnh từ bố mẹ sang con.
Điều 3. Một số bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt và lây lan trên diện rộng ở tôm nuôi
1. Bệnh đốm trắng (White Spot Disease - WSD) Đây là bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi .
a) Tên gọi khác: Penaeid Acute Viremia (PAV);
b) Tác nhân gây bệnh: White Spot Syndrome Virus (WSSV);
c) Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và các loài giáp xác khác ở mọi giai đoạn sinh trưởng;
d) Phân bố, mùa vụ, lan truyền:
Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó lan nhanh sang các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993.
Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa đầu mùa khô, khi tôm nuôi được khoảng 45 - 60 ngày tuổi.
Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc;
đ) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có màu hồng đến hồng đỏ, xuất hiện những đốm màu trắng có đường kính từ 0,5 - 3mm ở mặt trong lớp vỏ kitin vùng đầu ngực và đốt bụng thứ 5, 6 sau đó lan ra toàn thân. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 3 - 5 ngày.
2. Bệnh đầu vàng (Yellowhead Disease - YHD)
a) Tác nhân gây bệnh: Yellowhead complex virus (YHCV);
b) Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei);
c) Phân bố và lan truyền: Bệnh tìm thấy đầu tiên tại Thái Lan vào đầu những năm 1990 sau đó lan ra các nước khu vực Đông Nam Á như Philipine, Indonesia, Trung Quốc. Bệnh đầu vàng lan truyền theo đường truyền ngang;
d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều một cách khác thường, sau đó ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần trong vòng 2 - 4 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%;
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết