Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng -

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 246 KB
Lượt tải: 70


[Share] Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Nội dung chi tiết:

Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

BỘ NÔNG NGHIỆP
 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------
Số: 78/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010
của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
_________________

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn và quy định chi tiết một số Điều của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2010/NĐ-CP).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Điều 2. Quy hoạch rừng đặc dụng quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Quy hoạch khu rừng đặc dụng

a) Căn cứ quy hoạch khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức lập quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng cho mỗi thời kỳ 10 năm; Trong mỗi lần quy hoạch phát triển có rà soát các quy hoạch không gian, nếu cần.

c) Với những khu rừng đặc dụng chưa có quy hoạch đến năm 2020, trong năm 2011 và 2012, các khu rừng đặc dụng xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển cho giai đoạn 2011 - 2020. Thời hạn hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch chậm nhất là tháng 12/2012.

d) Đối với những khu rừng đặc dụng chưa có ban quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Chi cục Kiểm lâm tổ chức lập quy hoạch các khu rừng đặc dụng này.

đ) Tên báo cáo quy hoạch: Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng đến năm 2020.

e) Nội dung chủ yếu báo cáo quy hoạch:

- Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài nguyên thiên nhiên, các đặc trưng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan;

- Luận chứng quan điểm, xác định mục tiêu tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững khu rừng đặc dụng;

- Quy hoạch các phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ - hành chính;

- Quy hoạch các hạng mục bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường; lưu trữ và cơ sở dữ liệu; cứu hộ sinh vật; các chương trình nghiên cứu khoa học;

- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống đường giao thông, đường tuần tra; các công trình hạ tầng kỹ thuật du lịch, văn phòng; ranh giới khu rừng đặc dụng; hệ thống thông tin rừng đặc dụng;

- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái;

- Tổ chức hoạt động giám sát về: diễn biến tài nguyên rừng; đa dạng sinh học; phục hồi hệ sinh thái; sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường rừng đặc dụng;

- Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng;

- Quy hoạch phát triển vùng đệm;

- Khái toán vốn đầu tư cho từng hạng mục, tổng vốn đầu tư, xác định nguồn vốn và phân kỳ đầu tư.

g) Hồ sơ trình thẩm định báo cáo quy hoạch khu rừng đặc dụng bao gồm:

- Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh (bản chính);

- Báo cáo quy hoạch quy định tại điểm e, khoản này (bản chính);

- Các bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng tài nguyên (rừng, đất ngập nước, biển) và đất đai của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch chung xây dựng cơ sở hạ tầng khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng đặc dụng; bản đồ phạm vi, quy mô, ranh giới và quy hoạch đầu tư phát triển vùng đệm (bản sao).

Tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn các loại bản đồ phù hợp thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000.

Ban quản lý nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

h) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ quy hoạch gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng biết để hoàn thiện.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến đồng thuận. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo cáo quy hoạch khu rừng đặc dụng và các tài liệu liên quan (nếu có). Thời gian hoàn thành văn bản trả lời không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

i) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

- Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ quy hoạch, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện một số tổ chức khoa học và các đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Lâm nghiệp nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc Tổng cục Lâm nghiệp phải thông báo cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng biết để hoàn thiện.

- Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng.

Thời gian hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Tổng cục Lâm nghiệp.

k) Trong trường hợp, trong quá trình xây dựng quy hoạch, xuất hiện những nội dung cần điều chỉnh so với quyết định thành lập khu rừng đặc dụng của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có trách nhiệm phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền quyết định thành lập khu rừng đặc dụng đó trước khi phê duyệt quy hoạch.

l) Những khu rừng đặc dụng đã có quy hoạch được duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu không có nhu cầu điều chỉnh quy hoạch, không phải lập quy hoạch mới đến hết thời hạn quy hoạch đã được duyệt.

m) Kinh phí lập quy hoạch khu rừng đặc dụng: Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý; Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí lập quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

2. Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh

a) Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh chỉ thực hiện ở địa phương có từ hai (02) khu rừng đặc dụng trở lên.

b) Căn cứ quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, trường hợp chưa có quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước, thì căn cứ vào quy hoạch hoặc chiến lược bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng đã được duyệt.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh đến năm 2020.

d) Thời hạn hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch chậm nhất là tháng 06/2013.

đ) Tên báo cáo quy hoạch: Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cấp tỉnh đến năm 2020.

e) Nội dung, thành phần hồ sơ thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch thực hiện theo quy định tại Khoản 2; điểm c, d Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.

g) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ quy hoạch gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định quy hoạch không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện.

- Thời gian Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cấp tỉnh tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển đến. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo quy hoạch và các tài liệu liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh biết để hoàn thiện.

- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước

a) Căn cứ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 117/2010/NĐ-CP.

b) Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức lập quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c) Thời hạn hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch chậm nhất là tháng 12/2013.

d) Tên báo cáo quy hoạch: Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

đ) Nội dung, thẩm định, phê duyệt quy hoạch: thực hiện theo quy định tại Khoản 2; Điểm c, d Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.

e) Thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm: Đại diện các Bộ, ngành, tổ chức khoa học và đơn vị liên quan. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

Thời gian hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn