Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của người cán bộ - Chuyên đề học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 244,8 KB
Lượt tải: 21
Nhà phát hành: Sưu tầm


Taifull.net giới thiệu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của người cán bộ: Chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2018, nội dung chuyên đề học tập và làm theo bác năm 2018 là: "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Nội dung chi tiết:

Vấn đề phong cách, tác phong làm việc của người cán bộ lãnh đạo được Hồ Chí Minh khái quát trong các bài nói, bài viết bằng nhiều thuật ngữ: “phương pháp”, “tác phong”, “lối làm việc”, “kiểu cách”...thể hiện trong phẩm chất, nhân cách và năng lực người cán bộ, tác động đến tư tưởng, hành vi của người khác, là tình cảm, thái độ của người cán bộ đối với người dân.

Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về  tư tưởng, tác phong làm việc của người cán bộ lãnh đạo, mời các bạn cùng Download.com.vn theo dõi nội dung chi tiết bài viết dưới đây.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của người cán bộ - Mẫu 01

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, vấn đề phong cách công tác được Người rất coi trọng. Theo Người, phong cách công tác của cán bộ có nhiều nội dung, song tập trung chủ yếu ở phong cách dân chủ, phong cách khoa học và sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm.

Phong cách dân chủ

Phong cách dân chủ, hay “cách làm việc dân chủ” là nội dung quan trọng hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách công tác. Cơ sở của phong cách dân chủ là tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, quan hệ tốt với dân, học hỏi dân.

Hồ Chí Minh luôn khẳng định chế độ ta “dân là chủ” và khi dân là chủ thì cách lãnh đạo phải dân chủ. Người nói: không một người nào có thể hiểu được mọi thứ, làm hết được mọi việc. Ngay đến anh hùng lãnh tụ cũng vậy. Đem so với công việc của cả loài người trên thế giới, thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bộ phận mà thôi. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ phải biết cách tập hợp được tài năng, trí tuệ của nhiều người, của tập thể để phấn đấu cho mục tiêu chung. Mà muốn làm được như vậy, phải tạo ra được một không khí dân chủ thực sự trong nội bộ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Người viết: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và, trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều” (1).

Tuy nhiên, phong cách dân chủ không có nghĩa là mạnh ai nấy làm mà phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, hay còn gọi là nguyên tắc “dân chủ tập trung”.

Đối lập với phong cách dân chủ là phong cách quan liêu. Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán những cán bộ quan liêu, những người “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng” nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ” (2).

Để chữa căn bệnh quan liêu, Người khuyên cán bộ phải “Theo đúng đường lối nhân dân và 6 điều là:

  • Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết;
  • Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
  • Việc gì cũng bàn bạc với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;
  • Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình;
  • Sẵn sàng học hỏi nhân dân;
  • Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo”(3).

Phong cách khoa học

Phong cách khoa học, hay còn gọi là “cách làm việc có khoa học” cũng là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý. Người thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu cán bộ phải tự rèn luyện để có được phong cách này. Phong cách khoa học đòi hỏi phải được thể hiện từ lúc ra quyết định, tới việc tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định.

Phong cách khoa học đòi hỏi người cán bộ làm việc gì cũng phải có kế hoạch và có mục đích. Người nói: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”(4). Người phê phán những cán bộ vạch ra “chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực”. Người chỉ rõ, để vạch kế hoạch một cách thực sự khoa học, người cán bộ phải “xét kỹ hoàn cảnh mà xếp đặt công việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước. Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào làm việc ấy, thành thử việc nào cũng là việc chính, lộn xộn, không có ngăn nắp” (5). Một việc chính có thể có nhiều cách thực hiện. Với ý nghĩa đó, Người yêu cầu cán bộ: chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi. Nói quyết tâm phải hai, ba mươi, tức là Người yêu cầu cán bộ sau khi đã có kế hoạch công tác phải có quyết tâm thực hiện và phải thực hiện đến nơi đến chốn, không được đánh trống bỏ dùi. Người đã nhiều lần phê bình bệnh hữu danh vô thực ở không ít cán bộ “làm việc không thiết thực… Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch… Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng. Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà cũng là một bệnh rất nguy hiểm” (6).

Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, trong bất kỳ công việc gì cũng phải hiểu năng lực của cấp dưới mà bố trí, sử dụng người cho đúng, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn”. Khi giao công việc cho cấp dưới phải rõ ràng đầy đủ, phải dự báo được những tình huống có thể xảy ra cho cấp dưới và phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của cấp dưới. Chính Lênin cũng chỉ ra rằng, lãnh đạo mà không kiểm tra có nghĩa là không lãnh đạo. Hồ Chí Minh cũng hơn một lần phê bình tình trạng “cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to lớn. Vì thế nên có cán bộ “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy” (7).Phong cách khoa học còn đòi hỏi người cán bộ sau mỗi một việc cần phải rút kinh nghiệm tận gốc, rồi phổ biến những kinh nghiệm ấy cho tất cả cán bộ và cho dân chúng hiểu. Mỗi cán bộ phải học hỏi những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh nghiệm cũ vào những công việc mới. Hồ Chí Minh đã phê phán lối làm việc “không biết nghiên cứu đến nơi đến chốn…, để mà học hỏi kinh nghiệm, để mà đặt ra khuôn phép cho công việc khác. Thành thử, những cái tốt, hay đều không phát triển được. Và công việc xong rồi là thôi, cán bộ không học hỏi được kinh nghiệm gì, mà cũng không tiến bộ được mấy”(8). Người khuyên “công việc gì bất cứ thành công hay thất bại chúng ta cần nghiên cứu đến tận cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khoá phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới” (9).

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nói đi đôi với làm

Là cán bộ dứt khoát phải có lý luận. Dẫn lời của Lênin, Hồ Chí Minh chỉ rõ, không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc giáo dục lý luận cho cán bộ. Nhấn mạnh vai trò của lý luận, Người chỉ rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế” (10). Người chỉ rõ nguyên nhân của căn bệnh chủ quan, duy ý chí ở một số cán bộ là do “kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông” và “vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại” (11). Người khuyên mỗi cán bộ cần phải không ngừng trau dồi lý luận, gắn học tập nghiên cứu lý luận với công việc thực tế của mình, vì “lý luận như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”.

Sức thuyết phục, sự lôi cuốn của cán bộ với cấp dưới, những người dưới quyền mình và với quần chúng nhân dân còn ở phong cách lời nói đi đôi với việc làm, “nói là phải làm”.

Nói đi đôi với làm không chỉ là một chuẩn mực hành vi đạo đức truyền thống của dân tộc ta mà còn là một nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác. Lý luận gắn liền với thực tiễn được Hồ Chí Minh rất coi trọng. Người khuyên cán bộ muốn tập hợp, tuyên truyền cấp dưới, tự mình phải “miệng nói tay làm, làm gương cho người khác”. Người chỉ rõ: với những cán bộ “miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm mà tự mình thì ăn trưa ngủ trễ, bảo người ta tiết kiệm mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền hàng trăm năm cũng vô ích” (12). Đó là những cán bộ hỏng. Còn với những cán bộ chỉ biết nói suông, “chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác, nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được”, những người như thế tuy là thật thà, trung thành nhưng không có năng lực. Hồ Chí Minh nói rõ là không thể dùng những người đó vào công việc thực tế.Nói đi đôi với làm là phong cách công tác hữu hiệu của người cán bộ cách mạng. Nó hoàn toàn khác với thói đạo đức giả bọn quan lại phong kiến nói một đằng, làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm. Nói đi đôi với làm vừa là phong cách công tác, vừa là phương pháp tư tưởng hữu hiệu của người cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý rằng, đối với nhân dân không thể lý luận suông, chính trị suông, nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực từ những tấm gương sáng, những việc làm thiết thực của cán bộ.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nói chung và phong cách công tác nói riêng, trong nhiều năm qua, Đảng ta luôn luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất và năng lực, có phương pháp làm việc khoa học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới, của cơ chế quản lý mới. Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo công tác cán bộ như: Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII (tháng 6 năm 1992); Nghị quyết Trung ương 3 (tháng 6 năm 1997) và Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII (tháng 8 năm 1999); Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX (tháng 6 năm 2002) và Nghị quyết Trung ương 3 khoá X (tháng 8 năm 2006)…

Tuy nhiên, công tác cán bộ “đang đứng trước mâu thuẫn cần giải quyết. Đó là mẫu thuẫn giữa yêu cầu cao về mọi mặt của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, trong khi khả năng đào tạo lại có hạn”(13). Để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đại hội X đã vạch ra mục tiêu: phải xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm (14).

Đến Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt “chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài (15)./.

..........

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của người cán bộ - Mẫu 02

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”[1], “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”[2] và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[3]. Vai trò của người cán bộ lớn bao nhiêu thì trách nhiệm của người cán bộ cũng nặng nề bấy nhiêu. Do đó, để làm tốt chức trách, người cán bộ phải đủ đức, đủ tài. Và đức, tài của người cán bộ lại được thể hiện sinh động qua phong cách làm việc. Với thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn của một nhà tư tưởng lớn, Hồ Chí Minh cho rằng, bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc tốt là yêu cầu thường xuyên, cấp bách cho từng con người trong bộ máy nhà nước phục vụ nhân dân và cán bộ phải rèn luyện để có được những tác phong trọng yếu sau đây:

Một là, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ”

Hồ Chí Minh cho rằng, đây là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Do bản chất của “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người”[4]. Vì thế, người cán bộ phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho quần chúng, cán bộ cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng hái đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái sáng tạo và làm việc. Ngược lại, nếu người cán bộ không dân chủ thì mọi người “dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử cấp trên và cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa nhau… Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng, “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra thói thậm thà thậm thụt” và những thói xấu khác”[5]. Như vậy, phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sức sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó.

Người có tác phong dân chủ là người thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người. Có công to, việc lớn gì cũng phải bàn bạc kỹ lưỡng trong tập thể rồi mới ra quyết định và động viên tất cả mọi người tích cực thực hiện.

Người có tác phong dân chủ sẽ không bao giờ “độc tôn chân lý” mà ngược lại, họ thành thực trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng.

Nói về sức mạnh của dân chủ, Hồ Chí Minh từng nói: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”[6]. Nếu người cán bộ không có tác phong dân chủ hoặc “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ”[7] là họ tự tước đi của mình vũ khí hữu hiệu nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Khi đó, dù có “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy”[8]. Tuy nhiên, dân chủ mà Hồ Chí Minh nói đến là dân chủ có định hướng, dân chủ phải đi đến sự tập trung chứ không phải dân chủ quá trớn, dân chủ vô tổ chức.

Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc dân chủ mà bản thân Người còn là tấm gương ngời sáng về việc thực hiện tác phong đó. Lịch sử cho thấy, dù trong những hoàn cảnh gấp rút đến đâu, trước khi quyết định những vấn đề lớn liên quan đến sự nghiệp cách mạng và số phận dân tộc, Hồ Chí Minh đều tiến hành thảo luận dân chủ trong tổ chức. Khi viết các tác phẩm quan trọng như Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước (1966), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969)…, Người đều xin ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Trong các cuộc họp do Hồ Chí Minh chủ tọa, Người thường yêu cầu mọi người hãy “nhìn quanh chân trời”, xem tình hình thế giới ra sao, tình hình trong nước thế nào và ai biết gì cứ nói, tất cả cùng lắng nghe, bàn bạc thấu đáo rồi mới đi đến quyết định. Cuối đời, trong lần làm việc với các cán bộ tuyên huấn về cách làm và xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, Người còn nói: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói gì, các chú cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm hay làm một cách qua loa”[9]. Tinh thần dân chủ, phong cách dân chủ của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ lòng yêu thương và tôn trọng con người nên Người thực hiện nó như một điều tất yếu.

Hai là, phong cách quần chúng

Thấu hiểu vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và coi quần chúng không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có tác phong quần chúng.

Trước hết, người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng. Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê bình những cán bộ cậy thế ở trong ban này, ban nọ rồi coi khinh dân, lên mặt với dân. Người cũng phê phán lối lãnh đạo quan liêu, chỉ đạo phong trào trên giấy tờ. Người yêu cầu người cán bộ phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Ngược lại, nếu “cách xa dân chúng, không liên lạc chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”[10]. Tuy nhiên, lắng nghe quần chúng không có nghĩa là “theo đuôi quần chúng” vì “trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu”[11]. Người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng để vừa nâng cao trình độ giác ngộ, dân trí của quần chúng, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của một bộ phận quần chúng “chậm tiến”, vừa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.

..............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn