Tuyển tập 500 câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 10 - Bài tập trắc nghiệm Địa lý có đáp án

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 622,7 KB
Lượt tải: 1,189
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ bởi Taifull.net: Tuyển tập 500 câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 10: Tuyển tập 500 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý là tài liệu bao gồm 500 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo được Taifull.net sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Tuyển tập 500 câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 10 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và được đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp quý thầy cô cùng các em học sinh củng cố lại kiến thức để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải trọn bộ Tuyển tâpj 500 câu hỏi trắc nghiệm địa lí tại đây. 

Tuyển tập 500 câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 10

 

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là:

A. Do bề mặt Trái Đất cong                    B. Do yêu cầu sử dụng khác nhau

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện                D. Do hình dáng lãnh thổ.

Câu 2: Mặt phẳng chiếu đồ thường có dạng hình học là:

A. Hình nón                               B. Hình trụ

C. Mặt phẳng                              D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 3: Cơ sở để phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là:

A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện                B. Do hình dạng mặt chiếu

B. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu                   D. Do đặc điểm lưới chiếu.

Câu 4: Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại; đứng, thẳng, nghiêng là:

A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu.

B. Do hình dạng mặt chiếu.

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.

D. Do đặc điểm lưới chiếu.

Câu 5: Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:

A. Hình nón                                   B. Mặt phẳng

C. Hình trụ                                    D . Hình lục lăng.

Câu 6: Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:

a. Cực                                         b. Vòng cực

c. Chí tuyến                                     d. Xích đạo

Câu 7: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm:

a. Tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao

b. Cao ở vòng cực và giảm dần về 2 phía

c. Cao ở 2 cực và giảm dần về các vĩ độ thấp hơn

d. Không đổi trên tồn bộ lãnh thổ thể hiện

Câu 8: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm:

a. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 nữa cầu Bắc - Nam

b. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây

c. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến giữa và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó

d. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến gốc và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó

Câu 9: Phép chiếu phương vị ngang thường được dùng để vẻ bản đồ:

a. Bán cầu Đông và bán cầu Tây b. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam

c. Vùng cực d. Vùng vĩ độ trung bình

Câu 10: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị nghiêng có đặc điểm:

a. Cao ở vị trí tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa điểm tiếp xúc đó

b. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây

c. Cao ở xích đạo và giãm dần về 2 phía Bắc – Nam

d. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó

Câu 11: Phép chiếu phương vị nghieng thường được dùng để vẻ bản đồ:

a. Bán cầu Đông và bán cầu Tây b. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam

c. Vùng cực d. Vùng vĩ độ trung bình

Câu 12: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở xích đạo với độ chính xác lớn nhất:

a. Phương vị đứng                           b. Phương vị ngang

c. Phương vị nghiêng                         d. Tất cả các ý trên

Câu 13: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở Tây Âu với độ chính xác lớn nhất:

a. Phương vị đứng                        b. Phương vị ngang

c. Phương vị nghiêng                      d. Cả a và b đúng

Câu 14: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ của lục địa Nam Cực với độ chính xác lớn nhất:

a. Phương vị đứng                         b . Phương vị ngang

c. Phương vị nghiêng                       d. Cả a và c đúng

Câu 15: Tính chính xác trong phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm là:

a. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần vế 2 phía Đông - Tây

b. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 phía Bắc – Nam

c. Cao ở kinh độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa kinh độ đó

d. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó

Câu 16: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ nhưng phần lãnh thổ có đặc điểm:

a. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Bắc – Nam

b. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây

c. Nằm ở vĩ độ thấp, kéo dài theo chiều Đông – Tây

d. Nằm ở vĩ độ cao, kéo dài theo chiều Đông – Tây

Câu 17: Phép chiếu hình trụ đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm:

a. Nằm gần cực                           b. Nằm gần xích đạo

c. Nằm gần vòng cực                      d. Nằm ở vĩ độ trung bình

Câu 18: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu:

a. Hình nón đứng và hình trụ đứng

b. Phương vị ngang và hình trụ đứng

c. Phương vị ngang và hình nón đứng

d. Phương vị đứng và hình trụ đứng

Download file tài liệu để xem trọn bộ tài liệu.

download.com.vn