Tuyển tập các tình huống sư phạm thường gặp - Cẩm nang cuộc sống

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 339,9 KB
Lượt tải: 1,252
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ bởi Taifull.net - Tài liệu giới thiệu các tình huống và hướng giải quyết trong ngành sư phạm. Tài liệu này được sưu tầm và dành cho những ai đang và sắp trở thành những người thầy giáo, cô giáo.

Nội dung chi tiết:

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP

I. CÁC TÌNH HUỐNG CÓ SỰ PHÂN TÍCH CÁCH GIẢI QUYẾT

1) Dạy thay đồng nghiệp bị ốm.

Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:

A. Mỉm cười, im lặng không nói gì.
B. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.
C. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A. dạy không hay.

2) Phụ huynh xin cho con thôi học.

Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con. Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?

A. Đành đồng ý với mẹ của học sinh vì em ấy cần ở nhà giúp mẹ, mà có đi học thì em ấy cũng không thể học tốt được.
B. Khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II.
C. Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn.

3) Nếu thầy cô không dạy được nó…

Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn phải xử lý thế nào?

A. Đặt vấn đề cho con đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.
B. Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi lao động, nghỉ học thì dễ sinh hư hỏng.
C. Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện và động viên em chăm chỉ học hành.

4) Bị bố mẹ bắt nghỉ học để lấy chồng.

Một học sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa mới bước sang tuổi 18 đã bị bố mẹ bắt em nghỉ học để lấy chồng vì lý do hoàn cảnh gia đình. Nữ học sinh đó sau khi đã thuyết phục gia đình nhưng không có kết quả đã đến nhờ giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ. Nếu bạn là một giáo viên chủ nhiệm, bạn xử lý sao đây?

A. Giáo viên nói với học sinh đó: “Đây là vấn đề của nội bộ gia đình, nhà trường không thể tham gia vào được”.
B. Khuyên em đó nên kiên quyết “đấu tranh”, khước từ ý kiến của bố mẹ.
C. Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tốt. về phía giáo viên sẽ có một số biện pháp để hỗ trợ: trao đổi với những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và uy tín ở trường cũng như ở địa phương cùng giúp đỡ em học sinh đó để em được tiếp tục đi học.

.........

Tài liệu đưa ra rất nhiều tình huống và các phương án giải quyết, bên cạnh đó sẽ giải thích chi tiết để các bạn nắm rõ. Mời các bạn tải file tài liệu để xem chi tiết.

download.com.vn