Tuyển tập những bài văn mẫu hay lớp 8 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 741,5 KB
Lượt tải: 599
Nhà phát hành: Sưu tầm


Bạn đã biết về Tuyển tập những bài văn mẫu hay lớp 8 chưa? - Bài văn mẫu lớp 8 được chúng tôi tổng hợp bởi nhiều dạng đề sát với kiến thức mà các em được học trong sách giáo khoa.

Nội dung chi tiết:

Tuyển tập những bài văn mẫu hay lớp 8 là tài liệu vô cùng bổ ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình học môn ngữ văn lớp 8 được dễ dàng và kết quả tốt hơn.

Bài văn mẫu lớp 8 được chúng tôi tổng hợp bởi nhiều dạng đề sát với kiến thức mà các em được học trong sách giáo khoa. Từ những dạng bài miêu tả, kể đến những dạng bài cảm nghĩ hoặc phân tích tác phẩm, nhân vật văn học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Dàn bài 

I. Mở bài:

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vời vợi vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4/ Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.

Bài làm:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi.

Bài làm:

Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.

Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen: “Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.

Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.

Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.

Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.

Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.

Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.

Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Bài làm 1

Trong cuộc sống,bất cứ ai trưởng thành cũng đều trải qua tuổi ấu thơ,tôi cũng không ngoại lệ. Ngày ấy tôi thật hạnh phúc, may mắn khi được sống trong một gia đình ấm êm, dược cha mẹ yêu thương, hạng phúc tràn đầy. Và bây giờ, cho đến năm nay, mười ba tuổi tôi đã có thể làm được nhiều việc. Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Hằng năm, mỗi khi đi học tôi thường được ba mẹ chở đến trường.nThế nhưng năm nay tôi đã tự đạp xe đến trường. Ngày ngày, tôi cùng “anh chàng” Martin do ba tặng nhân dịp sinh nhật tôi tròn mười ba tuổi đến trường.hai niên học trước, con đường từ nhà đến trường rất quen khi tôi ngồi trên chiếc xe máy để ba chở đi học. Ngược lại niên học này đối với tôi, cảnh vật hai bên đường thay đổi đến lạ thường. Một mình trên chiếc xe đạp đợi chờ một cơn gió nhẹ hôn thoáng qua đôi má và để lại cảm giác mát mẻ của ngày nắng. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Trước đây ba chở, xe lao nhanh về phía trước không có được giây phút ngắm nhìn cảnh vật. Thành phố nơi tôi ở, thành phố công nghiệp, nhịp sống rất nhộn nhịp mỗi khi học sinh tan học, hoặc công nhân ra về. Lúc đó con đường chíng dẫn vào thành phố, dòng người xe cộ nườm nượp, ngược xuôi. Từ trên cao nhìn xuống họ như lũ kiến vỡ tổ bò loạn xạ, không còn làm tôi e ngại như trước nữa. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở. Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi, tôi mạnh dạn từ chối, vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân. Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm. Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.

Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc. Ước mong giúp ích cho gia đình và xã hội. Hơn hết là được cống hiến cho đất nước.

Bài làm 2

Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cực khổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên được. Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồn nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời. Và đó cũng là những niềm vui nho nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ.

Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi, cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kí nhoè nét mực vì những dòng nước mắt! Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi bắt đầu từ ngày đầu tiên đi học...

Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu đầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường....". Sau này nhà văn Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một cậu bé.

Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòng yêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học, đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không bao giờ có được.

Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câu chuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các bạn ạ!

Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một bộ quần áo sạch, lành lặn (không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo:

- Con đi học đi, ráng học giỏi nha con!

Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình.

Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn những người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác.

Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đơn độc một mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn lên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên khoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biến mất. Tôi chợt nghĩ: "mình có như những đám mây ấy không nhỉ?"

Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa bổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy vào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao cho đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối diện với thầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi:

- Con tên gì?

- Dạ! Con tên Đực.

- Con còn tên Đức nữa phải không?

Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá:

- Dạ phải rồi ạ! Con quên.

- Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi!

Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân trường.

Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các bạn đừng nghĩ rằng mẹ không thương tôi. Mẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà được. Nhà tôi nghèo lắm, các bạn ạ!

Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không hề có một lời than vãn. Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp".

Tuổi thơ mỗi người gắn liền với những ngày tháng thật êm đềm. Tuổi thơ tôi cũng vậy, nhưng sao mà mỗi lần nhắc đến, lòng tôi lại rung động và xót xa vô cùng. Phải chăng... điều đó đã vô tình khơi đậy trong tôi những cả xúc yêu thương mãnh liệt, da diết về người. Đó không ai khác ngoài nội.

Nội sinh ra và lớn lên khi đất nước còn trong chiến tranh lửa đạn. Do đó như bao người cùng cảnh ngộ, nội hoàn toàn "mù chữ". Đã bao lần, nội nhìn từng dòng chữ, từng con số với một sự thơ dại, nội coi đó như một phép màu của sự sống và khát khao được cầm bút viết chúng, được đọc, được đánh vần. Thế rồi điều bà thốt ra lại đi ngược lại những gì tôi kể: "Bà già cả rồi, giờ chẳng làm chẳng học được gì nữa đâu, chỉ mong sao cháu bà được học hành đến nơi đến chốn. Giá như bà có thêm sức khoẻ để được chứng kiến cảnh cô cháu bé bỏng hôm nào được đi học nhỉ?..." Một ước muốn cỏn con như thế, vậy mà bà cũng không có được!

Lên năm tuổi, bà tôi qua đời. Đó quả là một mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi. Bà đi để lại trong tôi ba xúc cảm không nói được thành lời. Để rồi hôm nay, những xúc cảm đó như những ngọn sóng đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng.

Nội là người đàn bà phúc hậu. Nội trở nên thật đặc biệt trong tôi với vai trò là người kể chuyện cổ tích đêm đêm. Tôi nhớ bà kể rất nhiều chuyện cổ tích. Hình như bà có cả một kho tàng chuyện cổ tích, bà lấy đâu ra nhiều chuyện thú vị và kì diệu đến thế nhỉ??? Cũng giống như chú bé A-li-ô-sa, tuổi thơ của tôi đã được sưởi ấm bằng thứ câu chuyện cổ tích ấy. Tôi lớn lên nhờ chuyện cổ tích, nhờ cả bà. Bà là người đàn bà tài giỏi, đảm đang. Bà thông thạo mọi chuyện trong nhà ngoài xóm. Bà thành thạo trong mọi viêc: việc nội trợ,... đến việc coi sóc tôi. Bà làm tất cả chỉ với đôi bàn tay chai sạn. Hình ảnh của bà đôi khi cứ hiện về trong kí ức tôi, trong những giấc mơ như là một bà tiên.

Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá... và thêm cả trò chơi đu quay "sở trường". " Pằng! Pằng! Pằng!" Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo." Bay lên nào! Hạ xuống thôi!... Bùm bùm chéo!..." Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.

... Mới đó mà đã hơn chục năm trôi. Chục năm đã đi qua nhưng "bà ơi, bà à! Những kỉ niệm về bà trong kí ức cháu vẫn còn nguyên vẹn. Dù cho bà không còn hiện diện trên cõi đời này nữa nhưng trái tim cháu, bà còn sống mãi". Người bà trong linh hồn của một đứa trẻ như tôi cũng cũng giống như thần tiên trong chuyện cổ tích. Mãi mãi còn đó không phai mờ." Bà ơi, cháu sẽ ngoan ngoãn và cố gắng học hành chăm chỉ như lời bà đã từng dạy bảo, bà nhé."

Cháu gái bé bỏng của bà

---------

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Một buổi sáng thức dậy, tôi nhìn bóng mình trong gương rồi ngỡ ngàng với chính mình. Tôi đây ư? Đâu rồi cái hình ảnh con nhỏ thấp bé, nghịch ngợm, suốt ngày chạy lăn xăn khắp nhà... Trước mắt tôi giờ đây là một cô gái cao lớn, khoẻ mạnh, đầy tự tin và có phần chững chạc. Tôi đã lớn rồi sao?

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Có lẽ, theo năm tháng, suy nghĩ của con ngưới cũng có phần thay đổi. Tôi không cón thích những nơi quá ồn ào, đông đúc; không còn thích những game điện tử mà tôi từng nghĩ sau này lớn sẽ dảnh hết thời gian để luyện tập; không còn thích những cuốn truyện tranh vớ vẩn hay sưu tầm đĩa của những bộ phim hoạt hình... Tôi thích những gì trầm lắng hơn, sâu sắc hơn. Tôi bắt đầu viết nhật kí, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn; tôi sẵn sàng vắt sạch nước mắt khi xem một bộ phim hoặc một cuốn sách cảm động hay dành hàng giờ ngồi ngắm một cơn mưa buồn về chiều quen thuộc trên mảnh đất cao nguyên Đà Lạt. Chỉ vài năm trước thôi, tôi sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì đơn giản là vì tôi muốn mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Nhưng bây giờ, mỗi lời nói, mỗi việc làm đều được tôi suy nghĩ, chọn lọc kỹ càng. Lẽ nào, tôi đã lớn rồi sao?

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Trước đây, tôi đã từng làm ba mẹ phải buồn, rất buồn và vô cùng thất vọng, lúc đó tôi không hề có ý thức về việc tôi làm tổn thương họ ra sao. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một đề văn "Nếu có một điều ước bạn sẽ ước gì?" tôi sẽ đặt bút mà viết không cần suy nghĩ, tôi ước có thể làm thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm ngốc nghếch tôi đã gây ra, tôi thực sự ý thức được việc tôi làm gây tổn thương những người yêu thương tôi đến nhường nào.

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Có ai đó đã hỏi tôi: "Bạn nghĩ gì vế tương lai của mình?" nếu là trước đây, tôi sẽ sẵn sàng trả lời: việc tương lai thì cứ để sau này hãy tính, suy nghĩ nhiều chỉ thêm nhức đầu. Nhưng giờ đây, tôi biết, tất cả những gì tôi học được, làm được hôm nay có ảnh hưởng rất lớn, nó là nền móng vững chắc, là chiếc chìa khoá để tôi mở cánh cửa tương lai của chính tôi. Phài chăng, tôi đã lớn?

Tôi thấy mình đã khôn lớn không chỉ về thể chất mà là trong cả tâm hồn. Tôi thấy mình khôn lớn trong từng suy nghĩ, từng lời ăn, tiếng nói, cả trong cách cảm nhận cuộc sống. Ai cũng từng mắc lỗi, nhưng người chiến thắng là người không chạy trốn mà sẵn sàng đối diện, sẵn sàng sửa đổi. Tôi đã lớn lên từ sự nghiêm khắc có phần độc đoán của ba, tình yêu thương dịu dàng của mẹ. Có lẽ, tôi đã lớn thật rồi.

..........

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn