Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng - Phân tích nhan đề bài thơ tây tiến

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 124 KB
Lượt tải: 64
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ bởi Taifull.net Xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo!

Nội dung chi tiết:

Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của chùm thơ chiến sĩ. Với lời thơ hào hùng, lãng mạn những sáng tác của ông đều để lại âm vang trong lòng người đọc cho đến tận ngày nay. Và "Tây Tiến" là một trong những tác phẩm như thế.

Nhan đề của bài thơ để lại trong dấu ấn người đọc nhiều suy nghĩ. Sau đây, Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nhan đề bài thơ "Tây Tiến"

Bài số 1

Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng không ai không thể ko nhớ đến Tây Tiến. Bởi lẽ nó đã gắn bó 1 thời sâu sắc với nhà thơ, một kiệt tác văn học. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh nhưng ông được biết đến trước hết là một nhà thơ lãng mạn, tài hoa, hồn hậu, tinh tế, nhảy cảm. 

* Ý nghĩa nhan đề bài thơ
– Khẳng định việc đổi tên không phải là ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của Quang Dũng.
– Nhớ Tây Tiến: + Cái được: nói được cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ
+ Cái mất: Lỡ mạch thơ, ủy mị, không phù hợp
– Tây Tiến: + Cô đọng, hàm xúc
+ Rắn rỏi, hào hùng gợi ra được hình tượng trong tâm (Tây Bắc, Tây Tiến)
+ Tên bài thơ giống như tên một khúc hành quân.

Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Sau đó Quang Dũng đã lược đi chữ “Nhớ” chỉ còn hai chữ “Tây Tiến”, việc đổi tên tác phẩm không phải ngẫu nhiên, cố tình mà là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt là “Nhớ Tây Tiến”. bài thơ nói được cảm xúc chủ đạo của thi phẩm là nỗi nhớ nhưng nó lại không nói được hình tượng trong tâm của tác phẩm. Mặt khác làm cho nhan đề bài thơ ủy mị, mềm mại, không phù hợp với bước quân hành và vẻ oai phong, dũng khí của người lính Tây Tiến. Quang Dũng lược đi chữ “nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm cô đọng, hàm xúc bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” đã bao trùm trong đó nỗi nhớ rồi. “Tây Tiến” tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Vẽ chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến năm xưa. Mặt khác lược đi chữ “nhớ” khiến tên bài thơ tựa như tên của một khúc quân hành như “Tiến quân ca”, “Nam Tiến”… và ở đây là “Tây Tiến”

Đặt cho tác phẩm một nhan đề hàm ẩn và gợi mở như vậy chứng tỏ Quang Dũng là nhà thơ tài năng và sáng tạo.

Bài số 2

Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam

- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Tây Tiến có nghĩa là tiến về miền Tây, nơi đoàn quân đang dốc hết sức mình bảo vệ tổ quốc và giúp sức cho đất nước bạn.

download.com.vn